Theo English Russia, trạm radar Saturn- MS là một trong những hệ thống phát sóng vô tuyến lớn nhất từng được Liên Xô chế tạo nó được thiết kế để thu phát sóng ở tần số cực cao (UHF) thông qua một ăng-ten lòng chảo có đường kính lên tới 25m (phát qua F-200P và thu qua KTNA-200). Nguồn ảnh: English Russia.
Các trạm Saturn- MS bắt đầu được Liên Xô đưa vào hoạt động từ những năm 1960 phục vụ chủ yếu cho chương trình nghiên cứu không gian của nước này, khi hệ thống thu phát vô tuyến này hoàn toàn đủ khả năng vươn tới mặt trăng hoặc các hành tinh gần Trái Đất. Nguồn ảnh: English Russia.
Để điều khiển các phương tiện bay không gian không người lái lẫn có người lái, Liên Xô sử dụng Saturn-MS như một trạm trung chuyển tín hiệu, dựa trên hệ thống ăng-ten hai chiều F-30C có đường kính khoảng 8m được tích hợp sẵn trên Saturn- MS. Nguồn ảnh: English Russia.
Khoảng cách giữa các trạm Saturn- MS được đặt cách nhau khoảng 10km để đảm bảo sự ổn định của tín hiệu vô tuyến trên toàn hệ thống. Tuy nhiên hiện tại đa phần các trạm thu phát vô tuyến này đều đã ngưng hoạt động trong suốt một khoảng thời gian dài. Nguồn ảnh: English Russia.
Hình ảnh ăng-ten thu phát sóng chính cực lớn của Saturn- MS khi nhìn từ trên đỉnh của nó ngay phía trung tâm ăng-ten lòng chảo là ăng-ten hai chiều F-30C. Nguồn ảnh: English Russia.
Còn đây là hệ thống trục xoay chuyển động chính của Saturn-MS mọi thứ vẫn còn khá mới, chỉ cần bảo dưỡng một chút là nó đã có thể hoạt động lại ngay. Nguồn ảnh: English Russia.
Trong ảnh là hệ thống điều khiển ăng-ten chính của Saturn- MS, nó vận hành hoàn toàn tự động và có thể điều khiển từ xa nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa các trạm. Nguồn ảnh: English Russia.
Hệ thống máy phát điện dự phòng tại trạm Saturn- MS. Nguồn ảnh: English Russia.
Mỗi trạm Saturn- MS cũng được thiết kế một trong trung tâm điều khiển dành cho các tình huống khẩn cấp. Nguồn ảnh: English Russia.
Trang thiết bị điện tử ở đây vẫn còn khá mới và được giữ nguyên kể từ khi trạm Saturn- MS này ngưng hoạt động. Dù vậy nếu có hoạt động trở lại thì chúng bắt buộc phải được hiện đại hóa hoặc nâng cấp mới. Nguồn ảnh: English Russia.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.