Gạo Việt: Thị trường trong nước "OK", thì thế giới "OK"

Trần Cửu Long Thứ sáu, ngày 21/12/2018 11:37 AM (GMT+7)
Tại Hội thảo “Gạo sạch Việt Nam – Khẳng định vị trí – Vươn tầm quốc tế” được tổ chức ngày 21.12 tại Long An, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho rằng, sự thành công của việc xây dựng thương hiệu gạo Việt cho người Việt mới là nền tảng vững chắc giúp gạo Việt khẳng định vị trí vươn tầm ra thị trường thế giới.
Bình luận 0

“Mặc dù xuất khẩu gạo là động lực quan trọng cho sự phát triển ngành lúa gạo Việt Nam, chúng tôi vẫn cho rằng đã đến lúc ngành lúa gạo Việt Nam cần hướng về thị trường nội địa”, TS Thành nêu quan điểm.

img

Thu hoạch lúa ở ĐBSCL

Theo TS Thành, thị trường nội địa vốn chiếm 80% sản lượng lúa gạo của Việt Nam và 30 – 40% sản lượng lúa gạo của ĐBSCL, cần đóng vai trò là nơi xây dựng và kiểm nghiệm chuẩn mực về chất lượng gạo, thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ gạo của Việt Nam. Sự thành công của việc xây dựng thương hiệu gạo Việt cho người Việt mới là nền tảng vững chắc để giúp gạo Việt có thể vươn ra thị trường thế giới.

“Việt Nam có khoảng 100 triệu dân nhưng thương hiệu gạo lại quá ít. Nâng cao giá trị thương hiệu  Việt Nam không chỉ hướng ra bên ngoài mà quan trọng là thị trường trong nước”, TS Thành chia sẻ.

Cùng quan điểm này, TS Nguyễn Văn Sánh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL cũng cho rằng, xây dựng thương hiệu gạo Việt không chỉ hướng ra thị trường nước ngoài mà còn phục vụ thị trường trong nước.

“Chúng ta nên đánh giá cao nhu cầu người tiêu dùng trong nước. Nếu thỏa mãn nhu cầu thị trường trong nước thì xem như mình đã thỏa mãn được gần 100 quốc gia trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Vì thế, khi xây dựng thương hiệu gạo Việt phải chú tâm người tiêu dùng trong nước. Người tiêu dùng trong nước OK, thì thế giới cũng OK gạo Việt”, T.s Sánh lưu ý.

img

Thương lái thu mua lúa nông dân tại Đồng Tháp Mười 

TS Sánh cho biết thêm, việc Việt Nam thời gian qua đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt ra thị trường thế giới không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là tính chất chính trị, hình ảnh và thương hiệu hạt gạo Việt.

Ngoài ra, tại hội thảo, dựa trên cấu trúc hiện thời của thị trường lúa, gạo Việt Nam, TS Thành còn đề xuất nên lưu ý tiềm năng của khu vực xay xát và chế biến. Đây là khu vực có tiềm năng tự nhiên cần được khuyến khích phát triển.

Từ đây, để các doanh nghiệp khu vực này sau khi tích tụ mở rộng ra về hai phía nguyên liệu và thành phẩm sẽ trở thành các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu, thiết bị chế biến hiện đại và có thị trường đầu ra ổn định, đảm bảo chất lượng thành phẩm.

“Có thể coi đây là lựa chọn chiến lược quyết định tương lai vị thế ngành lúa gạo Việt Nam”, TSThành khẳng định.

img

Gạo xuất kho chuẩn bị chờ xuất khẩu

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, 11 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 5,64 triệu tấn, tăng 3,67% so với cùng kỳ 2017. Trị giá xuất khẩu là 2,83 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ 2017.

Hiện, thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm 15% thị trường thế giới với 150 thương nhân tham gia xuất khẩu gạo. Hiện, gạo Việt đã có mặt ở 150 quốc qua và vùng lãnh thổ. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem