Giá sầu riêng ngày 8/9: Sầu Ri6 cao nhất 59.000 đồng/kg, một nước mua sầu riêng Việt Nam tăng đến hơn 2.000%
Giá sầu riêng ngày 8/9: Sầu Ri6 cao nhất 59.000 đồng/kg, một nước mua sầu riêng Việt Nam tăng đến hơn 2.000%
Nguyễn Phương
Thứ sáu, ngày 08/09/2023 11:28 AM (GMT+7)
Giá sầu riêng hôm nay 8/9: Giá sầu riêng hôm nay tại thị trường trong nước vẫn đi ngang. Đáng chú ý, trong năm 2023, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu sầu riêng sang Papua New Guinea đạt giá trị 5,478 triệu USD, tăng đến hơn 2.000% so với năm 2022.
Cập nhật giá sầu riêng hôm nay 8/9/2023: Sầu Thái, sầu Ri6 đi ngang
Giá sầu riêng hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang. Hiện tại, sầuThái loại lựa đẹp giữ ổn định ở mức 80.000 - 85.000 đồng/kg tại cả 3 khu vực trọng điểm. Sầu riêng Ri6 loại đẹp cũng ổn định ở mức 55.000 - 59.000 đồng/kg, tạm thời chưa có sự thay đổi.
Cụ thể, tại khu vực miền Tây Nam bộ, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-59.000 đồng/kg, mức giá này giữ ổn định so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-52.000 đồng/kg, giữ ổn định so với hôm qua.
Sầu Thái hàng đẹp lựa có giá 80.000-85.000 đồng/kg, loại này đi ngang giá so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 70.000-78.000 đồng/kg, không thay đổi so với giá hôm qua.
Tại khu vực miền Đông Nam bộ, sầu Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-58.000 đồng/kg, đi ngang so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, ổn định so với hôm qua.
Sầu Thái đẹp lựa có giá 80.000-85.000 đồng/kg, loại này cũng giữ ổn định so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 70.000-78.000 đồng/kg, không thay đổi so với giá ngày hôm qua.
Giá sầu riêng hôm nay 8/9, tại khu vực Tây Nguyên, sầu Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-58.000 đồng/kg, không thay đổi so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, giữ nguyên so với giá của ngày hôm qua.
Sầu Thái đẹp lựa có giá 80.000-85.000 đồng/kg, mức giá này đi ngang so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 70.000-78.000 đồng/kg; cũng không thay đổi so với giá hôm qua.
Dưới đây là bảng giá sầu riêng hôm nay tham khảo được thương lái thu mua tại vườn sầu riêng ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 8/9. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Sầu riêng xuất khẩu hiện đã vượt 1 tỷ USD, nhiều nước tăng trưởng 3 con số. Bên cạnh Trung Quốc, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang các nước Mỹ, Canada, Pháp, Ý… tăng đến 3 con số. Đặc biệt, Papua New Guinea tăng mạnh nhất tới 4 con số.
Cụ thể, cập nhật mới nhất từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 7/2023 xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt 1,07 tỷ USD, tăng 809% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc đạt 963 triệu USD. Riêng trong tháng 7 đạt 125 triệu USD, giảm 65% so với tháng trước do chưa vào cao điểm thu hoạch sầu riêng ở các tỉnh Tây Nguyên trong khi khu vực miền Đông Nam bộ vào cuối vụ.
Đáng chú ý, trong năm 2023, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu sầu riêng sang Papua New Guinea đạt giá trị 5,478 triệu USD, tăng đến hơn 2.000% so với năm 2022. Bên cạnh đó, các thị trường như Mỹ đạt gần 3,6 triệu USD, Canada đạt gần 2,5 triệu USD, Pháp 639.000 USD và Ý 353.000 USD. Đây đều là các thị trường tăng trưởng 3 con số, đặc biệt Ý tăng tới 851%. Dù những thị trường trên có giá trị không lớn nhưng có thể thấy, đầu ra của sản phẩm sầu riêng đang trở nên đa dạng hơn rất nhiều.
Hiện tượng sầu riêng “đột tử” cần sự vào cuộc của các nhà chuyên môn
Hiện tượng “đột tử” của cây sầu riêng đang là nỗi lo canh cánh của nhà vườn do rất khó kiểm soát, bệnh diễn biến nhanh chỉ trong vòng không quá một tuần lễ khi có dấu hiệu.
Khảo sát thực tiễn một số vườn có hiện tượng chết đột ngột cho thấy biểu hiện của triệu chứng khá đơn giản, cây đang trong giai đoạn sinh trưởng tốt, lá non vẫn phát triển bình thường nhưng sau đó có biểu hiện của một vài lá già úa vàng, các lá còn lại có chút biểu hiện “buồn” và sau đó thì mất nước cháy khô, cây chết nhưng bộ lá vẫn còn giữ nguyên trên cành.
Quan sát thực địa ngoài đồng cho thấy cây chết và khô dần từ phần ngọn xuống và một số cành nhánh trên thân chết dần vào, trong đó vài cành có xuất hiện của nấm hồng (Corticium salmonicolor Berk. & Broome).
Đối với hệ thống rễ, chỉ có một phần rễ tơ bị chết.
Hiện tượng “đột tử” của cây sầu riêng xuất hiện rải rác ở vườn mới trồng từ 1-2 năm tuổi và có nguy cơ lây lan nhanh.
Do đó, theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, các nhà khoa học nên sớm vào cuộc để xác định nguyên nhân, đưa ra giải pháp căn cơ để quản lý tốt hiện tượng trên, giúp nông dân an tâm hơn trong đầu tư sản xuất.
Trước mắt, hiện tượng chết đột tử của cây sầu riêng có thể là tổng hòa của nhiều loài nấm bệnh gây hại cùng lúc trên thân cành và cả hệ thống rễ với độc tố ngày càng cao, tính kháng thuốc ngày càng nhiều do tập quán sử dụng quá nhiều thuốc hóa học trong phòng trị.
Bên cạnh đó, phong trào mở rộng diện tích trồng cây sầu riêng ngày một gia tăng, mật độ trồng lại dày, trong khi đó nông dân lại chưa nắm rõ khoa học kỹ thuật cũng như chưa có đủ kinh nghiệm để ứng phó. Để hạn chế hiện tượng trên cần áp dụng một số giải pháp sau:
- Đối với đất trồng, cần áp dụng tốt các giải pháp tăng cường sức khỏe cho đất bằng cách dùng các loại phân hữu cơ sinh học có bổ sung các chủng vi sinh vật có ích, vi sinh vật đối kháng như các dòng phân hữu cơ cao cấp GRO-POWER; chế phẩm EM-FUSA. Ngoài ra, cũng cần quản lý tốt ẩm độ đất, mô trồng; kiểm soát tốt nguồn nước tưới, không nên sử dụng nước trong mương vườn để tưới lên cây.
- Đối với cây trồng, cần quản lý tốt các dòng nấm gây hại trên thân lá bằng các chế phẩm sinh học có chứa nấm đối kháng như BIO-SIMO, Tricoderma hay các dòng phân bón sinh học công nghệ nano có chứa các gốc bạc, đồng, silic, như GOLD TECH G05…
- Đối với người trồng sầu riêng, cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và quản lý tốt dịch bệnh, tránh trường hợp vừa phát hiện thì cây đã đột tử.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.