Giảm hơn 3.000 tấn khí thải độc hại

Thứ sáu, ngày 31/05/2013 09:43 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Theo tính toán của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT), khối lượng rơm rạ chiếm khoảng 70% cây lúa, trung bình 1ha lúa cho ra 6 tấn rơm rạ.
Bình luận 0

Để trồng 1 sào khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu cần 3ha rơm rạ. Nếu tổng diện tích gieo cấy ở các tỉnh phía Bắc năm 2012 là 1,7 triệu ha thì chỉ với tỷ lệ đốt rơm rạ 60%, lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường là 5 triệu tấn. Nhưng nếu áp dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ thì toàn bộ lượng rơm rạ sẽ không bị đốt.

Chỉ với 596ha đã áp dụng trồng khoai tây bằng phương pháp có phủ rơm rạ năm 2012, đã giảm được 3.341 tấn khí thải độc hại. Nếu ước tính theo diện tích tiềm năng trồng khoai tây đông ở các tỉnh miền Bắc là 200.000ha, khi áp dụng kỹ thuật mới này sẽ giảm được 960.000 tấn khí thải.

Một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mậu Dũng (2012) cho thấy, lượng khí CO2 phát thải vào môi trường do đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng là lớn nhất, từ 1,2 - 4,7 triệu tấn/năm nếu tỷ lệ rơm rạ đốt dao động trong khoảng từ 20 - 80%. Lượng phát thải các loại khí thải khác như CH4 sẽ là 1- 3,9 tấn/năm, khí CO là 28,3 - 113,2 nghìn tấn/năm. Lượng khí nhà kính phát thải vào môi trường do đốt rơm rạ vùng đồng bằng sông Hồng có thể gây thiệt hại về môi trường tương đương từ 19,05 - 200,3 triệu USD/năm tùy thuộc vào tỷ lệ đốt rơm rạ (20 - 80%).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem