Góp ý sửa đổi hiến pháp 1992: Tránh hình thức trong lấy ý kiến

Thứ năm, ngày 24/01/2013 07:21 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Các bản Hiến pháp của Việt Nam đều quy định tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Đây là nguyên tắc lớn, tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là xác định hình thức để nhân dân thực hiện.
Bình luận 0

Tại cuộc tọa đàm trực tuyến do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 23.1 nhằm cung cấp, làm rõ nhiều thông tin để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ông Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 khẳng định: Phát huy dân chủ để nhân dân thể hiện ý kiến là chủ trương bắt buộc trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

Theo ông, các bản Hiến pháp của Việt Nam đều quy định tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Đây là nguyên tắc lớn, tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là xác định hình thức để nhân dân thực hiện. “Điều 6 Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 bổ sung đầy đủ hơn, khẳng định nhân dân thực hiện quyền lực thông qua dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp với nhiều hình thức mới, không chỉ thông qua cơ quan quyền lực mà các cơ quan nhà nước khác cũng chịu trách nhiệm cho nhân dân thực hiện.

Đó là sự thay đổi tương đối lớn”- ông Liên bày tỏ.

img
Quang cảnh cuộc tọa đàm.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Văn Phúc - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng ban biên tập Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Nếu nghiên cứu kỹ các văn bản có liên quan đến việc tổ chức lấy ý kiến và thực hiện đúng thì không thể mang tính hình thức”. Cũng theo ông Phúc, chúng ta tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp không hình thức, mà từ hai phía.

Một phía là cách tổ chức, cam kết của chúng ta với cách thức tổ chức sâu rộng, lắng nghe ý kiến người dân, nghiên cứu, tiếp thu. Còn về phía người dân, với sự tích cực và tinh thần công dân, họ sẽ không tham gia một cách hình thức nếu Hiến pháp không đưa ra những quy định chung chung, trừu tượng, mang tính tuyên ngôn xa vời và khiến họ cảm thấy không thiết thực”.

Cũng theo ông Phúc, tính đến thời điểm này, thông qua trang http://duthaoonline.quochoi.vn, Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 đã nhận được 630 ý kiến của người dân, tập trung vào chế độ chính trị, quyền con người, quyền cơ bản công dân.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem