Cụ thể, Chính phủ hai nước sẽ thực hiện trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về các hệ thống kiểm soát thực phẩm, quy trình giết mổ, dịch vụ thú y và kỹ thuật chăn nuôi. Đồng thời, thiết kế chương trình giám sát và diệt trừ dịch bệnh cũng như triển khai các chương trình giám sát việc sử dụng thuốc thú y tại các trang trại nuôi heo của Việt Nam. Qua đó, dự án đặt mục tiêu nâng cấp chuỗi giá trị ngành chăn nuôi heo tại Việt Nam về phương diện số lượng, chất lượng và tiêu chuẩn an toàn.
Hà Lan kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam tiến tới xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.
Bà Ina Enting - Hiệp hội Nuôi heo Hà Lan cho biết, trong dự án này, phía Hà Lan sẽ hỗ trợ đào tạo đội ngũ khuyến nông viên các kỹ thuật trong chăn nuôi VietGAHP cũng như kỹ thuật sản xuất thức ăn gia súc của Hà Lan. Dự án cũng có kế hoạch đưa sinh viên ngành chăn nuôi ở 3 trường đại học lớn của Việt Nam sang Hà Lan để tham quan, học tập các mô hình tiên tiến.
Nói về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chung cũng như ngành chăn nuôi của Việt Nam nói riêng, TS Ron Dwinger - Cơ quan Quản lý an toàn thực phẩm Hà Lan (NVWA), cho rằng Việt Nam chưa chú trọng đến sức khỏe của người dân, đồng thời, thiếu năng lực để quản lý vấn đề an toàn thực phẩm. Dù có 90 triệu dân nhưng thanh tra về an toàn thực phẩm Bộ Y tế Việt Nam chỉ có vài trăm người. Trong khi đó, tại Hà Lan, dân số dù chỉ có 16 triệu người nhưng số lượng thanh tra an toàn thực phẩm lên tới 2.200 người.
Thuận Hải (Thuận Hải)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.