Đơn cử như trận đấu với Frankurt (Đức) tối 12-5, ghế trống còn rất nhiều, đặc biệt khán đài B vốn rực màu đỏ trong những trận đấu chính thức của đội tuyển lại lạnh lẽo đến khó tin.
Không thể nói tình cảm của người hâm mộ đã cạn dần với thầy trò HLV Calisto nhưng rõ ràng, khán giả đã biết tính toán nhiều hơn. Mức vé mà BTC đưa ra cho một trận giao hữu, mang tính ngoại giao rõ rệt là 200 ngàn, 150 ngàn, 100 ngàn và 50 ngàn đồng. Đó là các mức giá cao cho một trận đấu mà tính chất thực sự của nó chỉ là trình diễn.
Có vẻ như VFF đã tính toán khá chặt chẽ khi đưa ra mức vé, thậm chí tính cả chuyện sẽ lời bao nhiêu sau một trận đấu giao hữu. Lẽ ra, với một đội bóng không quá nhiều tên tuổi như Frankurt, cần đưa ra cái giá bình dân hơn, người xem dễ chấp nhận hơn đặc biệt là thành phần sinh viên vốn có nhu cầu xem đội tuyển rất cao nhưng không đủ kinh phí.
Bài học ở sân Mỹ Đình rõ ràng không chỉ mang lại chuyên môn cho thầy trò ông Calisto mà còn là bài học "kích cầu" người xem bóng đá. Không thể cứ đội tuyển thi đấu là đưa ra mức giá trên trời. Khán giả đủ thông thái để lựa chọn giữa việc đến sân với giá cao hay ngồi nhà xem tivi.
VFF cũng cần tính đến hai chữ "phục vụ" khi nhiều lời phàn nàn rằng, tại sao ĐTVN không thể đá ở sân Thống Nhất, sân Chi Lăng - những nơi đã rất lâu rồi người dân ở đây vẫn khát bóng đá?
Vi Thành
Vui lòng nhập nội dung bình luận.