Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, nếu tăng thuế xuất khẩu phôi thép và giảm thuế nhập khẩu thép thành phẩm, một số nhà sản xuất thép trong nước có thể phá sản. “Vua thép” Hòa Phát có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn, mức độ tác động là không quá lớn.
Trong số các đại gia Nam Định “giàu có” trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Hồ Xuân Năng và ông Trần Tuấn Dương có mức thu nhập lên tới trên 3 tỷ đồng/năm. Ngược lại, vị đại gia “từ thiện còn nhiều hơn lương” là Chủ tịch của MWG Nguyễn Đức Tài, mỗi tháng chỉ nhận lương vài nghìn USD.
Nếu xét ngoài nhóm ngân hàng, TOP 10 doanh nghiệp lợi nhuận nghìn tỷ bao gồm HPG, VHM, VNM,... có lãi sau thuế gần 8.400 tỷ đồng/tháng trong quý I/2021. Tuy nhiên, nợ vay và thuê tài chính của 10 “ông vua” lợi nhuận này tính đến cuối quý I gần 7 tỷ USD.
Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2020. Theo đó, ngày 1/6 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 31/5.
Việc bổ nhiệm ông Nguyễn Việt Thắng nằm trong chiến lược cơ cấu lại mô hình hoạt động, chuyển giao trách nhiệm điều hành, đào tạo thế hệ lãnh đạo kế cận chủ chốt của Tập đoàn Hòa Phát.
Bình quân, mỗi ngày Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long thu về trên 340 tỷ đồng, lãi sau thuế gấp 3 cùng kỳ. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Trần Đình Long, “không quá hưng phấn”, nếu giá thép giảm thì “Hoà Phát sẽ là người chịu thiệt hại cuối cùng”.
Không kể đến những “ông lớn” như Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long hay Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ, nhiều doanh nghiệp ngành thép lãi lớn nhờ biến động tích cực của giá thép thế giới.
Với cương vị Chủ tịch HĐQT Vingroup, tỷ phú Phạm Nhật Vượng mỗi năm có thể “bỏ túi” trên 3,5 tỷ đồng lương, thưởng. Ngoại trừ tỷ phú Nguyễn Đăng Quang thù lao 0 đồng, tỷ phú Hồ Hùng Anh, Nguyễn Thị Phương Thảo hay Trần Đình Long đều có mức thù lao trên dưới 3 tỷ đồng/năm