Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
- Nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII thành các kế hoạch, chương trình cụ thể, tập trung chỉ đạo các cấp Hội tổ chức thực hiện đạt được nhiều kết quả tích cực.
Các cấp Hội đã kịp thời triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, hội viên nông dân, tập trung những nội dung cơ bản, cốt lõi trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII; Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; các nghị quyết của Hội. Tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Tích cực tham mưu cho cấp ủy kiện toàn bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội đảm bảo số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi, tổ Hội.
Tập trung xây dựng chi Hội nghề nghiệp, tổ Hội nghề nghiệp. Trong nhiệm kỳ, đã thành lập được 25 chi Hội nghề nghiệp, 225 tổ Hội nghề nghiệp. Toàn tỉnh hiện nay 1.195 chi hội, 1.265 tổ hội, trong đó có 39 chi Hội nghề nghiệp, 260 tổ Hội nghề nghiệp. Mô hình chi Hội nghề nghiệp, tổ Hội nghề nghiệp bước đầu thể hiện sự đổi mới phương thức tập hợp hội viên, khắc phục được nhiều hạn chế, khó khăn trong sinh hoạt Hội theo chi, tổ Hội truyền thống.
- Để tiếp tục phát huy hiệu quả, thành lập mới nhiều tổ chức Hội ở cơ sở, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đề nghị Trung ương Hội Nông dân Việt Nam có quy định, hướng dẫn cụ thể về tổ chức hoạt động của Chi, tổ hội nghề nghiệp.
Cùng với đó, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục đề nghị Trung ương Đảng, Chính phủ tăng cường chỉ đạo thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 03/12/2020 của Ban Bí thư Trung ương về Đề án nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 516/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm nâng cao năng lực hoạt động của chi hội Nông dân nghề nghiệp, tổ hội Nông dân nghề nghịệp.
- Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết đại hội Hội Nông dân các cấp đã đề ra, các cấp Hội cụ thể hóa thành các kế hoạch, chương trình đề án để tổ chức thực hiện, tập trung các nội dung trọng tâm, đó là:
Chú trọng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, hiểu biết chủ trương, chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho hội viên, nông dân. Nâng cao trách nhiệm, hành động của hội viên, nông dân về chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát huy ý chí tự lực, tự cường, vượt khó vươn lên, khát vọng làm giàu cho gia đình và xã hội; chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, gắn với các giá trị văn hóa của thời kỳ mới.
Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04, 05, 06 -NQ/HNDTW của BCH TW Hội khóa VII về xây dựng Hội Nông dân các cấp vững mạnh. Tập trung xây dựng chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp gắn với vận động, hướng dẫn hình thành các tổ chức kinh tế tập thể theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp Trung ương Đảng khóa XIII về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”.
Vận động nông dân phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững. Trong đó xác định đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy vai trò của các cấp Hội trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho hội viên, nông dân. Vận động, hướng dẫn nông dân hưởng ứng thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”chất lượng, hiệu quả; "Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững"; lấy hành động bảo vệ môi trường làm trọng tâm để nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của nông dân và cộng đồng dân cư nông thôn, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ cho nông dân. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng để tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện trong cả nhiệm kỳ. Trong đó các cấp Hội tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân. Đẩy mạnh thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nông dân với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình và các ngân hàng thương mại giúp nông dân vay vốn. Tổ chức đào tạo nghề gắn với hỗ trợ việc làm cho nông dân sau học nghề; phối hợp tổ chức các hoạt động khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật, công nghệ mới …để hội viên, nông dân áp dụng vào sản xuất có hiệu quả. Tích cực đồng hành, hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, sản xuất, kinh doanh, thông tin, kết nối tiêu thụ nông sản.
Thực hiện tốt vai trò đại diện cho giai cấp nông dân tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh theo Quyết định 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 29 -CT/TU ngày 07/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ “về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh”; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh theo Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Sâu sát nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên nông dân để kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tháo gở khó khăn, vướng mắc; phối hợp tổ chức tốt hội nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đối thoại với nông dân qua đó nắm bắt, giải quyết những vấn đề nảy sinh từ cơ sở. Đây là một trong các giải pháp quan trọng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân.
Và cuối cùng, phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức công dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; vận động cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” gắn với các phong trào thi đua của Hội và địa phương phát động; tham gia phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương; bảo vệ an ninh chủ quyền biên giới, biển, đảo của Tổ quốc.
-Cảm ơn ông!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.