HTX Thuận Tiến ở Bình Thuận với hành trình bán trái thanh long GlobalGAP sang châu Âu, châu Úc

Bùi Phụ Thứ sáu, ngày 28/04/2023 07:22 AM (GMT+7)
Được thành lập từ năm 2016 với 11 hộ nông dân trồng thanh long theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP, GlobalGAP, không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, đến nay Hợp tác xã thanh long Thuận Tiến ở huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) là đơn vị tiên phong, tạo nên thương hiệu thanh long Việt Nam ở trường châu Âu, châu Úc...
Bình luận 0
HTX Thuận Tiến ở Bình Thuận với hành trình bán trái thanh long GlobalGAP sang châu Âu, châu Úc - Ảnh 1.

Ngày đầu thành lập HTX thanh long Thuận Tiến

Hành trình đưa trái thanh long Bình Thuận vươn ra thế giới của HTX Thuận Tiến - Ảnh 1.

Ông Trần Đình Trung - Chủ tịch HĐQT HTX thanh long Thuận Tiến(trái) trong một lần giới thiệu sản phẩm thanh long ở TP Phan Thiết. Ảnh: PV

Phải nhiều lần liên hệ qua điện thoại, ông Trần Đình Trung - Chủ tịch HĐQT HTX thanh long Thuận Tiến mới xếp được lịch tiếp chúng tôi ở một điểm trưng bày các sản phẩm OCPO của nông dân ở huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận).

Dưới tiết trời nắng nóng như đổ lửa những ngày cuối tháng 4/2023, ông Trần Đình Trung vẫn như con thoi, chạy tới, chạy lui khi nông dân cần hỗ trợ tư vấn.

Đưa tay quệt những dòng mồ hôi đẫm trên trán, ông Trần Đình Trung cho biết, lý do hẹn chúng tôi ra đây bởi ông không thể xếp lịch được cho mình vì lịch của ông lệ thuộc nông dân nhờ tư vấn kỹ thuật chăm sóc cây thanh long, hỗ trợ gấp kỹ thuật nông nghiệp…

"Có nhiều hôm, tôi ở ngoài đường nhiều hơn ở nhà với "cơm đường, cháo chợ" để cùng với nông dân lo cho trái thanh long. Hôm nay, tôi vừa chạy lên trên TP. Phan Thiết tham dự khóa tập huấn về kỹ thuật nâng cao chăm sóc cây thanh long để xuất sang châu Âu. 

Vừa xong, tôi tranh thủ chạy về đây để gặp anh nhà báo đó chứ. Tuy mệt, nhưng cùng với nông dân tìm đầu ra bền vững cho thanh long, tôi vui lắm…", ông Trần Đình Trung chia sẻ.  

Hành trình đưa trái thanh long Bình Thuận vươn ra thế giới của HTX Thuận Tiến - Ảnh 3.

Ông Trần Đình Trung - Chủ tịch HĐQT HTX thanh long Thuận Tiến(trái) trong một lần giới thiệu sản phẩm thanh long ở TP Phan Thiết. Ảnh: PV

Tận tay cắt trái thanh long trồng theo tiêu chuẩn xuất hàng đi châu Âu, ông Trần Đình Trung mời chúng tôi nếm thử để cảm nhận được cái vị ngon độc đáo của loại trái "vua" này.

Bên chén trà chiều, ông Trần Đình Trung kể lại hành trình xây dựng thương hiệu, những ngày đầu thành lập HTX thanh long Thuận Tiến cho đến hôm nay.

Theo lời ông Trung, sau một thời gian ấp ủ, chuẩn bị, tháng 10/2016, nhóm của ông đã làm lễ ra mắt HTX tại Nhà văn hóa thôn Thuận Điền, xã Hàm Liêm (Hàm Thuận Bắc).

"Hôm ra mắt, có đại diện lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh Bình Thuận, Chi cục phát triển nông thôn tỉnh, Trung tâm phát triển cây thanh long tỉnh Bình Thuận và Hội Nông dân huyện Hàm Thuận Bắc cùng chính quyền địa phương, UBND xã Hàm Liên đến dự nên vui lắm. Ai cũng hy vọng, chúc mừng nhóm chúng tôi vượt qua mọi gian khó để đi đến sự thành công, đưa trái thanh long Bình Thuận vang danh thế giới…", ông Trung nhớ lại.  

Hành trình đưa trái thanh long Bình Thuận vươn ra thế giới của HTX Thuận Tiến - Ảnh 4.

ông Trần Đình Trung - Chủ tịch HĐQT HTX thanh long Thuận Tiến( thứ 2 bìa phải) trong hội nghị công bố chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận. Ảnh: PV

Theo lời ông Trung, ngày mới thành lập, HTX đã kết nạp 11 thành viên, đại diện cho những hộ gia đình nông dân trồng thanh long với diện tích khoảng 30ha vừa được trồng vài năm. Tổng số vốn ban đầu khoảng 600 triệu đồng nhưng hôm nay đã tăng hơn. Tất cả những hộ này đều có kinh nghiệm chăm sóc, biết ứng dụng những kiến thức, kỹ thuật sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP ở vườn thanh long nhà mình.

Thanh long Bình Thuận chinh phục thị trường châu Âu

Khi chúng tôi hỏi, thời điểm năm 2016 trái thanh long Bình Thuận đã nổi tiếng rồi thì HTX thanh long Thuận Tiến ra đời có gặp phải nhiều khó khăn gì không thì được ông Trần Đình Trung thông tin: Cái đó cũng là một ưu thế của địa phương có nhiều diện tích chuyên cây thanh long như Hàm Thuận Bắc. Nhưng thời đó, bà con trồng thanh long lệ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc nên nhóm của ông tìm hướng đi mới ở thị trường châu Âu.

"Chúng tôi đi sau nên rút ra những kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước và tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất trái thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ đó, thanh long làm ra đảm bảo tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước của đối tác đặt hàng. Từ 30 ha ban đầu đến nay HTX Thanh long Thuận Tiến có trên hơn 70ha và cũng là đơn vị đầu tiên đạt tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Bình Thuận…", ông Trung chia sẻ.

Theo ông Trung, hàng năm các thành viên của HTX thanh long Thuận Tiến đều thay phiên nhau, để tất cả được tham gia nhiều cuộc hội thảo, tập huấn về kỹ năng chăm sóc, xử lý, thu hoạch, bảo quản cây và trái thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.

Hành trình đưa trái thanh long Bình Thuận vươn ra thế giới của HTX Thuận Tiến - Ảnh 5.

Ông Trần Đình Trung - Chủ tịch HĐQT HTX thanh long Thuận Tiến( phải) trong một hội nghị khách hàng. Ảnh: PV

"Đầu năm 2017, nhờ kinh nghiệm áp dụng theo tiêu VietGAP, được sự hỗ trợ của Socencoop và dự án Mutrap do Liên minh Châu Âu tài trợ, HTX Thanh long Thuận Tiến đã đạt được chứng chỉ GlobalGAP. Sau đó tham dự hội chợ Quốc tế Fruit Logistica 2017 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Berlin(Cộng hòa Liên bang Đức). Cuộc triển lãm này có với gần 2.900 nhà triển lãm đến từ 70 quốc gia và hơn 70.000 du khách tham dự. Chúng tôi thanh long sang tham dự và được nhiều người đánh giá cao nên chúng tôi xem đây là bước khởi đầu, mở đường cho trái thanh long Bình Thuận nói riêng, và trái cây của Việt Nam nói chung, chinh phục thị trường Đức vốn rất khó tính của châu Âu…", ông Trần Đình Trung nhớ lại.

Nâng cao thu nhập cho nông dân trồng thanh long

Ông Trần Đình Trung cho rằng, thành quả như ngày hôm nay nhờ sự giúp đỡ tận tình của các cấp ban ngành tỉnh Bình Thuận như Sở NN PTNT - Liên Minh HTX Bình Thuận - Trung Tâm nghiên cứu thanh long, Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận suốt thời gian qua. 

Theo ông Trung, hiện nay, mỗi năm HTX thanh long Thuận Tiến thu mua khoảng 300 tấn thanh long đạt chuẩn để xuất khẩu sang trường khó tính là châu Âu, Úc, Mỹ. Trong tương lai thanh long Bình Thuận sẽ còn vươn cao, vươn xa hơn nữa, chinh phục được thị trường khắt khe khác, sẽ đem lại nguồn lợi nhuận cao cho bà con nông dân…

"Bên cạnh việc thu mua, HTX cũng tạo thêm công ăn việc làm cho khoảng từ 15 đến 20 bà con lao động nhàn rỗi thực hiện sơ chế, đóng gói thanh long. Trung bình mỗi tháng của mỗi lao động thời vụ có mức từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng…", ông Trung nói.

Hành trình đưa trái thanh long Bình Thuận vươn ra thế giới của HTX Thuận Tiến - Ảnh 6.

Dây chuyền đóng gói thanh long tại HTX thanh long Thuận Tiến. Ảnh: PV

Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Phú Hoàng- Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận nhận định: Trong suốt 5 năm qua, HTX thanh long Thuận Tiến đã làm theo mô hình sản xuất sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP…

HTX thanh long Thuận Tiến đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, sản phẩm đảm bảo an toàn giá cả ổn định nên các thành viên rất an tâm sản xuất.

Sản phẩm của HTX Thanh long Thuận Tiến đã được nhiều đơn vị xuất khẩu quan tâm và biết đến. Đặc biệt là đã ký kết nhiều hợp đồng quan trọng với thị trường châu Âu, Mỹ, Úc và các siêu thị trong nước với mức tiêu thụ hàng trăm nghìn tấn mỗi năm.

Không chỉ tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên, HTX còn liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hội viên, nông dân, trang trại và các HTX liên kết, góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Thanh long, cây làm giàu của nông dân

Theo ghi nhận của Dân Việt tại các vườn thanh long Bình Thuận vào những ngày cuối tháng 4/2023 này, nhiều bà con đã háo hức và chăm sóc tích cực cho cây thanh long để đạt tiêu chuẩn theo hướng dẫn của các thành viên HTX thanh long Thuận Tiến. Bà con nông dân đã thấy rõ sự lợi ích của việc liên kết lại nhau để cùng phát triển, nâng cao thu nhập, tạo thương hiệu, đầu ra bền vững cho trái thanh long.  

Hành trình đưa trái thanh long Bình Thuận vươn ra thế giới của HTX Thuận Tiến - Ảnh 7.

Ông Dương Văn An - Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận thăm gian hàng thanh long đạt OCOP ở huyện Hàm Thuận Bắc vào đầu tháng 4/2023. Ảnh: Thanh Thủy

Theo UBND huyện Hàm Thuận Bắc, nhiều năm trước, Hàm Thuận Bắc là vùng đất khô cằn, hoang hóa do thiếu nước, nên đời sống bà con nông dân đã gặp nhiều khó khăn. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cơ quan cấp tỉnh và Trung ương nên các công trình thủy lợi, hồ chứa nước và những tuyến đường giao thông nông thôn nên kinh tế và đời sống bà con trên địa bàn huyện đã phát triển mạnh mẽ. Những vùng đất hoang hóa ngày xưa, nay những vườn thanh long ngút ngàn, xanh mướt… Nhiều nông dân trồng thanh long đã thoát nghèo, vươn lên giàu có.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thạch - Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận, diện tích cây thanh long trên địa bàn hiện có khoảng hơn 5.800 ha (đứng thứ 2 toàn tỉnh sau huyện Hàm Thuận Nam) và hiện là cây xóa đói giảm nghèo, giúp nông dân làm giàu như hiện nay.

Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Thạch, trên địa bàn huyện hiện có 45 trang trại, những mô kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hiện đang phát triển rất mạnh, trong đó có HTX thanh long Thuận Tiến. Nhờ đó, sản phẩm hàng hóa nông nghiệp ngày càng đa dạng, năng suất, sản lượng ngày tăng cao, đời sống của người dân trên địa bàn huyện khá lên thấy rõ…

Hành trình đưa trái thanh long Bình Thuận vươn ra thế giới của HTX Thuận Tiến - Ảnh 8.

Ông Trần Đình Trung - Chủ tịch HĐQT HTX thanh long Thuận Tiến( phải) và khách hàng. Ảnh: PV

HTX Thanh long Thuận Tiến được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xét chọn và biểu dương HTX tiêu biểu toàn quốc năm 2023.

Địa chỉ: Xóm 7, Thôn Thuận Điền, xã Hàm Liêm, Huyện Hàm Thuận Bắc. Quy mô sản xuất: Vừa và lớn. Vốn điều lệ: 600.000.000 (Sáu trăm triệu đồng).

Ngành nghề sản xuất, kinh doanh: Sản xuất, cung cấp xuất khẩu quả thanh long tươi và dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp phục vụ cho cây thanh long. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Hợp tác xã: Sản xuất, cung cấp xuất khẩu quả thanh long tươi và dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp phục vụ cho cây thanh long.

Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất, kinh doanh của Hợp tác xã: Organic, GlobalGAP, VietGAP, OCOP.

Thành tích nổi bật: Năm 2020 đạt được chứng nhận OCOP thanh long ruột trắng 4 sao và thanh long ruột đỏ đạt 3 sao. Năm 2021: Các thành viên Hợp Tác Xã duy trì sản xuất theo hướng GLOBALGAP đồng thời tiếp tục liên kết và ủy thác tiêu thụ cho những HTX như: HTX thanh long Phú Thịnh; HTX thanh long Thuận Hòa; HTX thanh long Bắc Bình; HTX thanh long Thuận Quý.

img

Ông Trần Đình Trung - Chủ tịch HĐQT HTX thanh long Thuận Tiến( trái) được khách hàng tặng ảnh Bác Hồ. Ảnh: PV

Ngoài ra. HTX thanh long Thuận Tiến còn thực hiện ký kết với các doanh nghiệp xuất khẩu như: Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp VINCOMMERCE; Công ty cổ phần Phước Hỷ; Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Mi Na; Công ty TNHH thương mại dịch vụ GNVT Thịnh An, với giá ổn định cho thành viên từ 22.000 đồng – 23.000 đồng.

Đạt chứng nhận Organic 10ha.

Năm 2022: Mở rộng thêm các HTX thanh long khác trong tỉnh như HTX thanh long Hàm Kiệm, HTX thanh long Phúc Vinh. Cũng trong năm này HTX thanh long Thuận Tiến đạt được 10ha chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ châu Âu; HTX đạt được 13,1ha có chứng nhận GlobalGAP.

Thành tích:

HTX thanh long Thuận Tiến được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp; HTX được cấp Giấy chứng nhận chuỗi cung ứng an toàn; HTX luôn ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất như: chuyển đổi bóng đèn LED, hệ thống tưới nhỏ giọt và cùng phối hợp với Hội Nông Dân tuyên truyền cho nông dân chuyển đổi đã thành công.

HTX tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Hội Nông Dân tỉnh Bình Thuận, Liên Minh HTX tỉnh tổ chức; HTX đã tham gia chuyển đổi số trong sản xuất và kinh doanh; HTX được bằng khen của Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn cấp và Hội Nông dân Việt Nam cấp Chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.

HTX Thuận Tiến ở Bình Thuận với hành trình bán trái thanh long GlobalGAP sang châu Âu, châu Úc - Ảnh 12.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem