Minh Tiến
Thứ bảy, ngày 09/11/2024 02:42 AM (GMT+7)
Theo ước tính, trên thế giới có khoảng 100 triệu người tự kỷ ở các phổ khác nhau, tại Việt Nam có trên dưới 1 triệu người. Trong đó, trẻ tự kỷ thường chậm phát triển, bất thường về hành vi, cảm xúc.
Có thể thấy thực trạng tỉ lệ người tự kỷ chiếm số lượng không hề nhỏ, đặc biệt có tới gần 90% họ không thể có trong mình được một công việc phù hợp.
Nghiên cứu cho thấy, vẫn có rất nhiều người tự kỷ có điểm mạnh về khả năng quan sát, năng khiếu nghệ thuật và sự tập trung cao độ.
Việc hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm cho người tự kỷ không chỉ mang ý nghĩa nhân văn, giúp người tự kỷ có được cuộc sống, công việc trọn vẹn mà còn góp phần không nhỏ giải quyết gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Mỗi khi nói đến tự kỷ, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng điều đó chỉ xảy ra ở trẻ em. Thực tế nó tồn tại ở nhiều lứa tuổi khác nhau, thậm chí tồn tại suốt đời. Trẻ tự kỷ thường chậm phát triển, giảm khả năng ngôn ngữ giao tiếp, bất thường về hành vi và cảm xúc, rối loạn cảm giác khác nhau.
Chỉ khoảng 20% trẻ tự kỷ có thể giao tiếp được và học được nhưng vẫn gặp khó khăn trong quan hệ xã hội. 80% còn lại tiếp tục trưởng thành và trở thành người lớn mắc tự kỷ.
Tự kỷ có thể vừa được xem là thế mạnh cũng vừa là điểm yếu của cá nhân. Thực tế đã chứng minh, người tự kỷ có một số kỹ năng phù hợp với một số vị trí công việc nhất định, có khả năng hoàn thành công việc tốt và chất lượng cao.
Nhiều người bị tự kỷ có những thế mạnh đáng chú ý, thậm chí vượt trội. Ví dụ người tự kỷ có khả năng tập trung rất tốt vào các chi tiết, phù hợp với công việc mang tính tuần tự, có công thức thực hiện rõ ràng và không yêu cầu cao về thời gian hoàn thành. Một đặc điểm khác, người tự kỷ rất đúng giờ và đáng tin cậy.
Đào tạo và hướng nghiệp cho người tự kỷ là vấn đề khó hơn người bình thường nhưng không phải bất khả thi. Về lâu dài, các phương pháp can thiệp sớm và hỗ trợ học đường cho trẻ tự kỷ nếu không được tiếp nối bằng đào tạo, dạy nghề hướng nghiệp, tìm việc làm,… thì sẽ chưa tạo ra được cơ sở để các em về sau tự làm chủ cuộc sống của mình.
Trong bối cảnh hiện nay, việc hỗ trợ việc làm dành cho người tự kỷ không chỉ mang ý nghĩa nhân văn, giúp người tự kỷ có được một cuộc sống, công việc trọn vẹn, mà còn là bài toán kinh tế để giảm bớt các gánh nặng cho cộng đồng, xã hội và gia đình họ.
Ở Việt Nam, từ năm 2008, khi Liên Hợp Quốc chính thức lấy ngày 2-4 hằng năm là Ngày thế giới nhận thức về tự kỷ, với những hoạt động của Mạng lưới tự kỷ Việt Nam, xã hội và cộng đồng dần có nhận thức tốt hơn về tự kỷ (không coi tự kỷ là bệnh, không kỳ thị trẻ tự kỷ,…).
Ngày càng có nhiều dự án, mô hình, trung tâm đào tạo,… trên khắp cả nước đang hướng việc giáo dục kết hợp đào tạo nghề cho trẻ tự kỷ, tạo công ăn việc làm an toàn, ổn định và giúp các em có thể tự nuôi bản thân.
Cô Lan cho biết, vì tình yêu thương con trẻ, niềm đam mê với công việc này mà cô mong muốn được cống hiến lâu dài.
Chứng kiến các con tại đây mắc chứng tự kỷ cô rất khổ tâm. Hy vọng được làm người đồng hành với các con cô phải cố gắng rèn luyện bản thân mình rất nhiều, để các con có thể làm bạn với mình và phục hồi các con theo đúng lộ trình.
"Tình yêu thương sẽ chiến thắng mọi gian nan, khó khăn, thử thách. Hãy trao niềm tin, trao yêu thương, dành cơ hội cho trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật trí tuệ thì các em sẽ làm được những điều tốt đẹp mà ta tưởng chừng như không thể", cô Lan chia sẻ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.