Hương quê

  • Khoảng 50 năm trước, những khi gió chướng bắt đầu lao xao từ ngoài biển thổi về, cũng là lúc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khởi đầu cho một mùa trái cây miệt vườn nở rộ.
  • Chiếc “nu na” làm bằng đất, khi hoàn thành trông nó tròn như cái nu và được bọn “con nít” xóm tôi thi nhau đập bụp xuống đất. Động tác ấy làm cho đáy chiếc “nu na” vỡ toác thành cái lỗ, đồng thời phát ra tiếng nổ “vang trời” hòa lẫn tiếng cười khoái chí của lũ trẻ, phá tan không khí tĩnh mịch của xóm quê.
  • Vào những ngày chính thu, khi cái nóng oi ả, những trận mưa rào như trút nước đã lui dần, nhường chỗ cho sương giăng, heo may, chiều về trên những thảm lá khô luôn gợi một ấn tượng về bức tranh phong cảnh mĩ lệ. Nơi ấy, nắng chiều thu soi vàng đám lá trong mảnh vườn của một làng quê yên tĩnh, trong khuôn viên của một ngôi biệt thự cổ, hay một góc rừng hoang vắng...
  • Ngày ấy, tôi mới trở thành sinh viên đại học được vài tháng. Tiếng là sinh viên được học ở Hà Nội nhưng vẫn chưa thoát khỏi dáng dấp học trò. Những bữa ăn với cái bụng “còn lép”, chỉ thèm một bát canh nấu trứng của ngoại ở quê nhà.
  • Ngày ấy quê tôi vùng núi miền Trung nghèo xơ xác. Những năm hạn hán, bão lũ gây mùa màng thất bát, người dân quê tôi thường phải ăn cơm trộn khoai, hay sắn… để thay cơm. Có lẽ vì cảnh ấy mà đến nay làng trên xóm dưới vẫn còn câu ca lưu truyền: “Tối ăn khoai đi ngủ, sáng ăn củ đi làm”.
  • Những tháng ngày của năm sáu mươi năm về trước ở làng quê hiu hắt, người dân còn lắm khổ cực, một nắng hai sương. Trong làng quê nghèo có một ngôi chùa cổ, bà con trong xóm ấp luôn nhớ tiếng mõ, tiếng hồng chung, tiếng chuông chùa để canh giờ ra đồng ruộng.
  • Hồi xưa, các bà nội trợ đi chợ, ai cũng xách theo cái giỏ, hoặc chí ít cũng dùng tàu lá gói đồ. Bây giờ cứ đi tay không, khi về tay xách nách mang đủ loại bao nylon lớn, nhỏ.
  • Ngọn đèn chong cóc dõi theo từng câu từng chữ của các cô các cậu học trò thuở cắp sách.Cây đèn chong cóc đã như một minh chứng cho công lao khổ luyện để thành người hữu dụng ở ngày mai.
  • Chua ke là tên người dân quê tôi thường dùng để chỉ về một loại trái cây rừng lúc chín có màu vàng nhạt, khi ăn có vị ngọt nhẹ, chua thanh. Từ xưa đến nay loại trái rừng này luôn có sức hấp dẫn với nhiều người, đặc biệt là bọn trẻ xứ Nghệ quê tôi.
  • Mỗi bến sông quê đều có một cái tên riêng. Ấy là những địa danh có thể mang tên làng, mang tên sự kiện, mang tên một vật đặc thù trên bến... Hay vui hơn, nhiều khi chỉ là cái tên ngẫu nhiên của một vị tiến hiền thời khai mở bến sông!