Huyện mường nhé

  • Dù chưa có thông tin đầy đủ về quy hoạch vùng trồng và các thông tin về chế biến, thị trường, đầu ra cho sản phẩm từ cây quế, nhưng thời gian qua, người dân ở nhiều bản, xã của tỉnh Điện Biên đã ồ ạt trồng quế. Thực tế này đang gióng hồi chuông cảnh báo nhiều hệ lụy và thiệt hại cho những người trồng quế tự phát.
  • Trong 3 năm trở lại đây, Mường Toong là xã “điểm nóng” về phá rừng trong huyện Mường Nhé với hàng chục vụ phá rừng xảy ra, nhiều diện tích rừng đã bị phá nghiêm trọng. Trở lại Mường Toong thời điểm này, chúng tôi thấy chính quyền và nhân dân trong xã đang chung tay nỗ lực với công tác bảo vệ, khôi phục lại những cánh rừng.
  • Từ ngày 17/2-7/5, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên được giao trực tiếp hỗ trợ làm nhà cho các hộ nông dân khó khăn bản Cà Là Pá 1 (xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé). 16 ngôi nhà đã được hoàn thành với phương châm “Nhà nước hỗ trợ - nhân dân làm nhà” và nguyên tắc “Cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình làm nhà”.
  • Người Hà Nhì tại các xã: Sín Thầu, Sen Thượng, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên từ lâu đã có truyền thống sinh sống dựa vào rừng và chung tay bảo vệ rừng. Ðối với họ, việc bảo vệ rừng không chỉ đơn thuần là để hưởng lợi ích từ chi trả dịch vụ môi trường rừng, mà còn góp phần bảo vệ sự bình yên biên giới và bảo vệ cuộc sống của chính mình.
  • Lâu rồi tôi mới có dịp trở lại Mường Nhé, mảnh đất nơi cực Tây của Tổ quốc. Trong suy nghĩ của tôi, hành trình đến với Mường Nhé bao năm qua vẫn là một thách thức lớn với những con dốc: Tà Tổng, Ông Ma, những cua đường gấp khúc, uốn lượn bên vực thẳm, những vũng lầy ngập tới đầu gối… Nhưng không phải thế, Mường Nhé hôm nay đã khác nhiều.
  • Điện Biên là một trong những tỉnh có diện tích rừng khá lớn ở Tây Bắc với nhiều lâm sản quý như: Nghiến, pơ mu, chò chỉ… Cuộc sống của người dân gắn bó chặt chẽ với rừng, thậm chí, ở nhiều địa bàn, người dân sinh sống trong chính vùng lõi, vùng đệm của những khu rừng bảo tồn. Điều này đặt ra cho kiểm lâm Điện Biên không ít thách thức.
  • Vào những tháng cao điểm xảy ra cháy rừng và phá rừng làm nương rẫy, kiểm lâm Mường Nhé thực hiện trực 24/24 giờ kể cả các ngày nghỉ, ngày lễ; tăng cường tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng.
  • Ông Khoàng Văn Phánh ở bản Mường Nhé, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé (Điện Biên) đã có gần 40 năm kinh nghiệm với nghề nuôi trâu. Chính vì có thâm niên cao và nuôi trâu số lượng lớn, ông Phánh được mệnh danh "vua trâu" vùng biên này. Mỗi năm, ông Phánh lãi hơn 220 triệu đồng từ nuôi trâu thả đồi ở nơi biên cương cực Tây của Tổ quốc.
  • Ông Pờ Dần Xinh dân tộc Hà Nhì, bản Tà Ko Khừ, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên) đã có cách nuôi cá lạ mà hay-đó là tận dụng khe đá, vụng nước khe đá để làm ao. Ông Pờ Dần Xinh là gia đình đầu tiên áp dụng mô hình nuôi cá thương phẩm với số lượng lớn nơi vùng cao biên giới. Trung bình mỗi năm, sau khi trừ chi phí ông Xinh lãi hơn 300 triệu đồng.
  • Ông Pờ Dần Xinh dân tộc Hà Nhì, bản Tà Ko Khừ, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên) đã có cách nuôi cá lạ mà hay-đó là tận dụng khe đá, vụng nước khe đá để làm ao. Ông Pờ Dần Xinh là gia đình đầu tiên áp dụng mô hình nuôi cá thương phẩm với số lượng lớn nơi vùng cao biên giới. Trung bình mỗi năm, sau khi trừ chi phí ông Xinh lãi hơn 300 triệu đồng.