Giếng “ thần” đó “ tòa lạc” ngay cổng làng Trung Thịnh, xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An.
Vốn
là một người tò mò, luôn muốn tìm hiểu những gì huyền bí nên khi nghe nhiều
người xôn xao bàn tán về giếng thần ở làng Trung Thịnh, tôi đã quyết định đến tận
nơi để “ mục sở thị” giếng thần và tìm hiểu thực hư những câu chuyện mang đậm
sắc màu mê tín này.
Trả giả đắt vì xem thường giếng “thần”
Mới đặt chân tới đầu làng, không cần
phải hỏi nhiều tôi đã được nghe nhiều người kể lại những câu chuyện xung quanh
giếng “ thần” mà hầu như người dân trong làng không ai là không biết.
Theo các
bậc cao niên trong làng Trung Thịnh kể lại, thì
giếng “thần” nằm ở giữa làng Trung Thịnh nên có tên là giếng Trung Thịnh.
Không ai biết giếng Trung Thịnh có từ khi nào, chỉ biết rằng giếng có tuổi đời
phải hàng trăm năm.
Giếng Trung Thịnh mới được trùng tu
Ngày trước khi giếng Trung Thịnh đang còn được người
dân sử dụng để lấy nước sinh hoạt cho gia đình và hội hè thì giếng được coi là
báo vật của làng. Giếng Trung Thịnh ngày ấy nước trong vắt, quanh năm không bao
giờ cạn, có khuôn viên rộng tới gần trăm m2, giếng được xếp gạch chồng từ đáy lên đến
mặt giếng. Nền giếng được lát gạch đỏ, phong quang,
sạch sẽ…
Giếng Trung Thịnh không chỉ là nơi cung cấp nước dùng cho cả làng mà còn là
nơi sinh hoạt văn hóa của làng, là điểm hẹn hò của “nam thanh nữ tú” những đêm
trăng sáng và nhiều cặp uyên ương đã nên
vợ nên chồng cũng từ giếng cổ này.
Tuy nhiên sau này, theo thời gian giếng Trung Thịnh dần
dần bị rơi vào quên lãng, do kinh tế phát triển, nhiều gia đình đã tự đào giếng
riêng cho mình để tiện cho việc sử dụng trong sinh hoạt. Cũng từ đó, giếng Trung
Thịnh ít được người dân lui tới, lâu dần rêu phủ đầy nền giếng, cây cỏ mọc um
tùm che lấp luôn cả thành giếng.
Một số người thiếu ý thức lại xem giếng là nơi
chứa rác đã không ngần ngại vứt luôn rác thải vào giếng. Thế là giếng Trung
Thịnh ngày càng bị lấp đầy, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, chỉ trong một thời
gian ngắn giếng Trung Thịnh hoàn toàn bị chối bỏ.
Và điều kỳ lạ đã xảy ra, kể từ ngày giếng “ thần ” Trung
Thịnh bị “coi khinh”, ruồng bỏ, làng Trung Thịnh bắt đầu có nhiều sự việc
bất thường mà theo nhiều người mê tín cho rằng đã bị quả báo vì đã “sỉ nhục”
giếng “thần”.
Theo lời ông Lê Tiến Lào ( 80 tuổi ), nguyên là bí thư Đảng ủy xã
Nam Sơn, thì ngày trước làng Trung Thịnh vốn rất no đủ, kinh tế phát triển, mùa
màng bội thu, đặc biệt con gái làng Trung Thịnh nổi tiếng xinh đẹp, đến tuổi
cập kê là trai làng khắp nơi lui tới tán tỉnh, rồi lần lượt thành đôi thành
lứa, hạnh phúc trọn đời.
Tuy nhiên không hiểu tại sao từ ngày giếng Trung Thịnh
bị “thất sủng” thì làng Trung Thịnh trở lên xơ xác tiêu điều. Kinh tế dần dần
đi xuống, mất mùa thường xuyên diễn ra, rồi "thần chết" lần lượt gõ cửa nhiều gia
đình.
Những cái chết bất thường do ung thư, tai nạn, chết trôi… ngày một nhiều.
Kỳ lạ hơn gái làng cũng từ đó “ế sưng ế xỉa”, nhiều cô xinh đẹp, nết na mà tới
trên 30 tuổi cũng chẳng ai ngó ngàng tới, nhiều trường hợp đã ăn hỏi chỉ còn
chờ tới ngày cưới nhưng đột nhiên lại bị nhà trai trả lễ, thế là nhiều cô phải
chịu cảnh “gái ế”…
Gái ế xuất giá sau khôi phục giếng cổ
Tất cả những trường hợp trùng lặp ngẫu nhiên đó khiến
người dân làng Trung Thịnh hoang mang lo sợ, ngày đêm suy nghĩ đi tìm nguyên nhân và cuối cùng nhiều bậc cao
niên trong làng đã cho nguyên nhân là do ở giếng “thần”, vì bị coi khinh nên thần linh quở phạt. Dự định sẽ khôi phục lại giếng thần của làng cũng được bàn đến.
Tuy nhiên lúc
bấy giờ do giếng Trung Thịnh đã bị rác thải lấp đầy, trở thành hoang phế nên họ
không khôi phục, tôn tạo lại mà tổ chức mời thầy cúng cao tay về “giải hạn”. Thế
là họ lặn lội đi khắp nơi mời hết thầy này đến thầy khác về “giải hạn” cho
làng nhưng cuối cùng đành bất lực nhìn tai ương đổ xuống dân làng.
Kế hoạch khôi phục lại giếng Trung Thịnh chỉ được tiến
hành thực sự kể từ sau khi tình cờ có một ông thầy địa lý không biết từ đâu tới, râu róc bạc
phơ như ông tiên trong truyện cổ tích ghé qua làng vào một ngày cách đây khoảng
5 năm.
Ngày đó khi thấy nhiều người tụ tập ngay đầu làng, bàn tán xôn xao về
những cái chết bất thường, ông đã nhìn trân trân vào giếng làng Trung Thịnh bị bỏ hoang phế mà phán rằng: “giếng này nằm ở vị trí long mạch rất thiêng
liêng. Nếu không được khôi phục mà bị vùi lấp đi, ô nhiễm thế này thì cả làng
sẽ gặp xui xẻo, thanh niên trong làng sẽ bị tàn lụi, gái làng sẽ ế chồng”.
Phán xong ông
thầy địa lý bỏ đi không để lại danh tính. Lúc đầu mới nghe xong lời ông thầy
địa lý, người dân đều không tin và cho rằng đó là chuyện nhảm nhí, tuy nhiên về
sau rất nhiều tai ương vẫn tiếp tục đổ xuống làng Trung Thịnh, khiến người dân tin
tưởng, đặc biệt là các bậc cao niên trong làng.
Sau đó các bậc cao niên
trong làng Trung Thịnh tổ chức họp làng, trình bày ý nguyện khôi phục lại giếng
“thần” và đã được người dân hoàn toàn tán đồng. Cả làng Trung Thịnh không ai bảo ai, gia đình nào cũng
tự nguyện đóng góp tiền bạc và chỉ sau một thời gian ngắn người dân đã quyên
góp được 30 triệu đồng, đủ để “tân trang” lại giếng.
Cụ Lào cho biết
thêm: “ sau khi đã chuyển bị đầy đủ vật liệu, gần đến ngày khởi công, không
hiểu sao trời mưa tầm tã suốt ngày, khiến dân làng hết sức lo lắng, nhưng đúng
ngày khởi công trời bỗng dưng tạnh ráo, bầu trời trong xanh đến kỳ lạ. Thế là
người dân ai nấy đều vui mừng và hớn hở bắt tay ngay vào công việc khôi phục
lại giếng cổ trăm tuổi ”.
Giếng làng Trung
Thịnh được người dân kỳ công, miệt mài tu sửa suốt 3 năm trời và hoàn thành vào
năm 2012 trước sự vui mừng của người dân. Khuôn viên giếng rộng như trước, không giữ được nét “ nguyên
bản” nhưng khang trang, sạch đẹp.
Nhiều người trong làng kể lại, thật kỳ lạ là kể từ sau
khi giếng Trung Thịnh được trùng tu lại, dân làng hưng thịnh, làm ăn phát đạt,
không còn ốm đau, những cái chết bất thường do bệnh tật hiểm nghèo, tai nạn
được đẩy lùi, đặc biệt nhiều “gái ế” đã xuất giá dù đã ở U40, U50, có những cô gái tật nguyền xấu xí, tưởng sẽ phải
ở giá suốt đời cũng lần lượt lên xe hoa về nhà chồng…
Không chỉ vậy, người dân cho rằng
giếng Trung Thịnh có thần ngự trị, rất thiêng liêng, nên mỗi khi có chuyện bất
trắc, khó khăn trong cuộc sống họ đều ra giếng cầu cho gia đình gặp may mắn,
tránh được điều xui xẻo, tai qua nạn khỏi.
Ông Nguyễn Văn Lý ( 70 tuổi ) người làng Trung Thịnh
cho biết: “ sự thật tôi không tin vào mấy chuyện mê tín khi nghe người làng bàn tán về lời phán của
ông thầy địa lý. Tuy nhiên sau khi giếng được khôi phục lại, xóm làng đã có sự
thay đổi rõ rệt. Làng xóm không còn những cái chết bất thường khó hiểu, mùa
màng bội thu, gái “ế” trong làng lần lượt có đôi có lứa, nên vợ nên chồng hết…
có lẽ giếng này thiêng thật”.
Tuy nhiên qua trao đổi với ông Hoàng Văn Hải, cán bộ Văn phòng Đảng ủy xã Nam Sơn, ông Hải cho biết: “những câu chuyện về thần
thánh lên quan đến giếng làng Trung Thịnh chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên, do
nhiều người mê tín đồn thổi chứ hoàn toàn không có cơ sở. việc trung tu lại
giếng Trung Thịnh là việc nên làm, vì
giếng cổ này đã có từ lâu đời, đó cũng là việc bảo tồn văn hóa, giữ gìn nét đẹp
của làng quê ”.
Võ Văn Thành (Võ Văn Thành)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.