Không được uống nước dừa khi đói hoặc sốt

Thứ bảy, ngày 04/06/2011 14:30 PM (GMT+7)
Thời tiết nóng nực, giải khát với nước dừa là cách được nhiều người chọn. Dù là thức uống phổ biến, nhưng cũng cần biết dùng loại nước giải khát này cho hợp lý.
Bình luận 0

Nước dừa chứa 0,3% protein, chất béo 0,2%, đường 4,7% và các chất khoáng như Ca, Na, Kali, P, Fe… vitamin C, PP. Nước dừa giàu các chất khoáng; hàm lượng kali, magie tương tự như dịch tế bào của người nên thường dùng cho bệnh nhân tiêu chảy.

Theo Đông y, nước dừa có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng khu phong, ích khí, tiêu phù thũng (giảm phù), trừ hoắc loạn (tiêu chảy, giải nhiệt độc).

img
Ảnh: Internet

Tuy nhiên, nước dừa có nhiều thấp khí, thường gây trở ngại cho hoạt động của tạng tỳ. Do đó, uống nước dừa vào lúc cơ thể suy yếu hay uống quá nhiều sẽ gây ra rối loạn chức năng hoạt động bình thường của cơ thể.

Muốn cho nước dừa giữ nguyên hương vị, nên chặt ra và uống nguyên trái.

Khi uống nên cho một tí muối và vắt một miếng chanh vào.

Cho vào máy xay sinh tố: 10g rau má rửa sạch, nước dừa. Xay sinh tố, sau đó vắt bỏ xác. Nước giải khát rau má - nước dừa có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, nhuận gan, tiêu độc.

Nước dừa còn dùng để kho thịt, kho cá, nấu cà ri, nấu xôi, luộc gà… làm tăng vị thơm ngon và bổ dưỡng.

Cần lưu ý, không nên uống nước dừa khi đang đói, mệt, sốt, ớn lạnh.

Những người thuộc chứng âm hư (da xanh tái, tay chân lạnh, ăn ít, dễ bị tiêu chảy, người nặng nề, tay chân bải hoải…) không nên dùng nước dừa.

Người bị chứng ho suyễn, vừa mới đi ngoài trời nắng, không nên uống nước dừa. Không nên uống nước dừa trước các cuộc thi đấu thể dục, thể thao.

Theo PNO
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem