Làm báo cùng Dân Việt: Tục cúng rằm tháng Giêng đầu xuân

Lê Văn Kỳ (Đà Nẵng) Thứ sáu, ngày 07/02/2020 11:49 AM (GMT+7)
Với người Việt, rằm tháng Giêng là bắt đầu cho những ngày lễ hội đầu xuân của người dân và để chính thức kết thúc những ngày Tết Nguyên đán cổ truyền vừa qua.
Bình luận 0

Đến ngày nay vẫn còn lưu truyền câu ca: “Cả năm được rằm tháng bảy, cả thảy được rằm tháng Giêng”. Rằm tháng Giêng còn là là Tết Nguyên tiêu, hay còn gọi là Tết muộn.

img

Bàn cúng Rằm tháng Giêng của người dân xứ Quảng.

Cúng lễ rằm tháng Giêng là một trong những tục lệ rất quan trọng theo ngày lịch âm của người châu Á. Người Việt cúng lễ ngày rằm đầu tiên của năm mới là một việc làm vô cùng thiêng liêng đầy ý nghĩa, có những truyền thuyết liên quan đến tín ngưỡng và tâm linh của người dân nhất là những người theo tín ngưỡng đạo Phật rất được xem trọng trong ngày rằm tháng Giêng này.

Rằm tháng Giêng cũng là đêm rằm đầu tiên của năm mới, người Trung Quốc gọi là Tết Nguyên tiêu, Tết hoa đăng hay Lễ hội đèn hoa. Truyền thống dùng lửa để xua đuổi xui xẻo, với tập tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc, dưới ánh trăng tròn lung linh sắc màu hoa đăng rực rỡ cũng là dịp trai gái gặp gỡ se duyên.

Trong dân gian, rằm tháng Giêng là “ngày Rằm” lớn mang tính cách tín ngưỡng tâm linh, nhà nào cũng phải có lễ cúng gia tiên để bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn bề trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả thuận lợi.

Nhiều gia đình tổ chức lễ cúng Phật và lễ cúng thần hoàng, ông bà… với hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu, thuốc lá, chè xôi; canh khổ qua, món xào. Đặc biệt, cúng Rằm không thể thiếu các loại bánh khô, bánh in, bánh tét, bánh tráng… mà gia chủ lấy riêng trong lúc trong năm và cất kỹ không cho con cháu sờ tay vào.

img

Bàn cúng Rằm tháng Giêng của người dân xứ Quảng.

Vào ngày Rằm tháng Giêng đông đảo người dân tấp nập đi viếng chùa, chật ních cả sân Chùa và đường đi, những con đường dẫn đến các ngôi Chùa đều đông nghịt khách thập phương. Đi Chùa đã trở thành thông lệ của người dân, ra Tết đến ngày rằm người ta đi chùa lễ Phật cầu phúc cầu an, giải hạn đón lộc, cầu cho gia đình một năm may mắn, bình an, khỏe mạnh, hạnh phúc, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận …

Một số người dân làm ăn buôn bán đến cầu lộc, cầu tài, ai cũng muốn chen được vào gần điện thờ để đặt lễ, thắp hương, cầu khấn, các bàn để mâm bày lễ cứ đầy rồi lại vơi.

Rằm tháng Giêng cúng kiến, đi viếng Chùa là một truyền thống tốt đẹp, một phong tục rất riêng và đặc sắc đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều điều bất cập và thiếu ý thức làm mất đi những nét đẹp về văn hóa tâm linh, đạo đức lối sống con người.

Tuy nhiên, hiện nay do phòng ngừa virus Corona, người dân và du khách hạn chế tụ tập nơi chốn đông người và mang khẩu trang đúng chất lượng, đúng cách để bảo vệ bản thân và gia đình, cộng đồng xã hội.

Ban Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt trân trọng mời quý độc giả tham dự cuộc thi "Làm báo cùng Dân Việt" nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Báo Điện tử Dân Việt. 

Bài dự thi gửi về Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt Lô E2 Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội; email: bandocdanviet2010@gmail.com; điện thoại liên hệ: 0982340700.

Tác phẩm gửi về đề nghị ghi rõ: Tham dự cuộc thi Làm báo cùng Dân Việt, kèm theo số điện thoại, địa chỉ của tác giả để tòa soạn liên hệ. 

Cơ cấu giải thưởng: 01 giải nhất trị giá 5 triệu đồng; 01 giải nhì trị giá 3 triệu đồng; 01 giải ba trị giá 2 triệu đồng. Mỗi tháng, Ban tổ chức sẽ lựa chọn tác phẩm có chất lượng của tháng để trao thưởng 1 triệu đồng/01 giải xuất sắc, 2 giải bài viết chất lượng 500.000 đồng/giải (Tổng giải tác phẩm chất lượng mỗi tháng là 2 triệu đồng).

Các bài viết được đăng tải sẽ được nhận nhuận bút theo quy định của Ban Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem