90% nam giới Việt sử dụng bia
rượu, ¼ trong số đó sử dụng trên 5 đơn
vị rượu bia một ngày, gấp 2,5 lần khuyến cáo cho phép. Số lít bia rượu tiêu thị
gia tăng tỷ lệ thuật với tai nạn giao thông, bạo lực, bệnh tật… Đây là những
thông tin từ Hội nghị triển khai chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của
lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2010 do Bộ Y tế tổ chức ngày 7.5.
Hơn 60% các ca cấp cứu do tai nạn giao thông ở Bệnh viện Việt Đức liên quan đến bia rượu
Bà Vũ Thị Minh
Hạnh- Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) cho biết
theo một nghiên cứu năm 2012 Việt Nam đã tiêu thụ 3 tỉ lít bia, 68 triệu lít
rượu. Đáng nói, hơn 50% lượng rượu tiêu thụ ở Việt Nam là rượu không chính
thống (rượu lậu, rượu tự nấu, rượu không rõ nguồn gốc), thậm chí ở nông thôn
còn hơn 90%. Đây chính là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc rượu cấp do rượu
kém chất lượng, có nhiều chất độc hại mà không thể truy cứu trách nhiệm cho ai.
Tuy nhiên, có đến 97% người dân nông thôn lại rất hài lòng vì “hương vị quê
nhà, quen miệng” khi uống các loại rượu này.
Cũng theo bà
Hạnh, trong 1 thập kỷ qua, mức tiêu thụ rượu bia (quy đổi ra rượu nguyên chất) trên
toàn cầu hầu như không thay đổi (bình quân 6,13 lít/người/năm). Nhiều nước đã
tự rút ra bài học xương máu về lạm dụng bia rượu và tìm cách phòng tránh, hạn
chế. Tuy nhiên, ở Việt Nam,
mức tiêu thụ bia rượu lại đang “tằng tằng” tăng từ 3,3 lít năm 2007, lên 3,54
lít năm 2008 và 4 lít vào năm 2010. Dự báo, đến năm 2025, Việt Nam sẽ
“vượt mặt” thế giới với mức tiêu thụ rượu bia lên đến 7 lít/người/năm.
Bà Hạnh cho
biết, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, để giữ sức khỏe, nam giới không nên
dùng quá 2 đơn vị rượu bia và nữ không quá 1 đơn vị mỗi ngày (mỗi đơn vị tương
đương với 1 cốc bia hơi, 2/3 chai hoặc lon bia, 1 cốc 100ml vang hoặc 1 chén
30ml rượu mạnh 40 độ). Trong khi đó, ở Việt Nam, 90% nam giới sử dụng rượu bia,
¼ trong số đó sử dụng quá 5 đơn vị rượu bia mỗi ngày, gấp 2.5 lần ngưỡng cho
phép. Đáng báo động là tỷ lệ sử dụng bia rượu ở tuổi vị thành niên đang tăng
nhanh. Vào năm 2008, tỉ lệ nam vị thành niên và thanh niên có sử dụng rượu, bia
xấp xỉ 80% và tỉ lệ nữ trong nhóm này có sử dụng là trên 36%, trong đó có 60%
nam và 22% nữ cho biết từng say rượu/bia. Trong khi số liệu điều tra y tế quốc
gia năm 2002 cho thấy tỉ lệ thấp hơn rất nhiều: nữ uống rượu bia trong một tuần
chỉ là 1,9%, nam là 46%. Đến năm 2010, đã có 6% nữ và 70% nam có uống rượu bia
trong tháng.
Theo bà Hạnh,
lạm dụng rượu bia gây ra rất nhiều gánh nặng về sức khỏe như chấn thương không
có chủ đích (tai nạn giao thông), chấn thương có chủ đích (tự tử, bạo lực),
nghiện, bệnh mãn tính… Nghiên cứu cho thấy, 60% số vụ TNGT, 68% số vụ bạo lực
gia đình và 38% số vụ gây rối trật tự an toàn xã hội đều xuất phát từ nguyên
nhân “tât tây, say say” do lạm dụng bia rượu. “Mỗi năm, toàn thế giới có khoảng
2.5 triệu ca tử vong do lạm dụng rượu bia, chiếm 3.8% các vụ tử vong trên toàn
cầu. Hầu hết những ca tử vong do lạm dụng rượu đều đang ở độ tuổi lao động.
Rượu bia cũng gây ra 4,5% gánh nặng bệnh tật trên thế giới, đồng thời, cướp đi
khoảng 70 triệu năm sống khỏe của loài người mỗi năm” – bà Hạnh nhận định.
Ông Nguyễn Trọng
Thái, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho hay, có đến 62%
nạn nhân từ các vụ tai nạn giao thông tại Bệnh viện Việt Đức là do bia rượu; Việt
pháp y Quốc gia xét nghiệm 500 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông thì 34%
nạn nhân có nồng độ cồn cao.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.