Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chiều 8/11, tiếp tục chương trình công tác tại Thái Bình, Phó Chủ tịch Trung ương Hội NDVN Bùi Thị Thơm - Trưởng Ban Chỉ đạo Cụm thi đua số 2, Trưởng đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Trung ương Hội đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Thái Bình.
Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Văn Phan – Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Hội; Lê Xuân Trường - Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hội; Nguyễn Lâm Hồng – Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Hội.
Về phía tỉnh Thái Bình có các đồng chí: Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Giang, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Lê Hồng Sơn – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Bình; Các đồng chí Phó Chủ tịch và các đồng chí trong Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh.
Báo cáo kết quả trọng tâm công tác Hội và phong trào thi đua năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Thái Bình Bùi Quang Hộ cho biết, Hội Nông dân tỉnh đã tham mưu để Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 33 ngày 16/01/2024 về thực hiện Nghị quyết số 46 ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị.
Đồng thời, tham mưu xây dựng nội dung Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Quyết định 182 ngày 22/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt Nghị Quyết Đại Hội đại biểu Hội Nông dân toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028; xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết chỉ đạo các cấp trong tỉnh tổ chức thực hiện.
Việc thực hiện các chỉ tiêu thi đua: Hội Nông dân tỉnh đã thực hiện đạt và vượt 15/17 chỉ tiêu, riêng 2 chỉ tiêu chưa đạt, đó là, tăng trưởng QHTND (được 2,2 tỷ đạt trên 50% chỉ tiêu giao) và chỉ tiêu hỗ trợ nông dân có tài khoản trên sàn thương mại điện tử mới đạt 20%.
Về chỉ tiêu giao bổ sung cài đặt App nông dân, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng chỉ tiêu cụ thể giao các huyện, thành phố tổ chức thực hiện đến nay đã vượt chỉ tiêu Trung ương giao tính đến thời điểm này đã có 99.318 /86.387 hội viên cài đặt.
Công tác đào tạo bồi dưỡng: Ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ cấp huyện và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hội (Hội Nông dân tỉnh đã mở được 2 lớp cho 250 tham giao học tập); chỉ đạo các huyện, thị, thành hội phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ hội năm 2024. Mở 8 lớp cho học viên là cán bộ chi, tổ hội, chủ tịch, phó chủ tịch hội nông dân cơ sở.
Công tác phát triển hội viên: Đến nay, các cấp hội trong tỉnh kết nạp được trên 6.102 hội viên mới đưa tổng số hội viên trong toàn tỉnh lên gần 300.000 hội viên.
Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" là nhiệm vụ trọng tâm, các cấp hội tổ chức phát động thi đua, vận động hội viên nông dân đăng ký thực hiện. Các hoạt động hỗ trợ nông dân như vốn, chuyển giao KHKT, dạy nghề, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn nông dân xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ mới theo chuỗi giá trị đạt tiêu chuẩn chất lượng từ đó tạo động lực thúc đẩy phong trào phát triển cả bề rộng và chiều sâu.
Năm 2024 có 230.802 hộ nông dân đăng ký phấn đấu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, kết quả qua bình xét đã có 174.006 hộ đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi.
Tổ chức tập huấn, chuyển giao KHKT, đào tạo nghề cho nông dân: Tiếp tục thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956 ngày 27/11/2009 và Quyết định 971 ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ, các cấp Hội đã phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghề cho cho 7.800 người. Đồng thời, tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho nông dân và đưa hàng trăm lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; các cấp Hội chủ động phối hợp tổ chức tốt việc tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất; Tổ chức được 540 lớp tập huấn cho 37.800 người, ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất cho trên 1.000 lượt hội viên, nông dân. Mô hình trình diễn VietGAP, sản phẩm OCOP và chuyển giao mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản.
Phát biểu tại buổi làm việc Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Thành đánh giá cao kết quả Hội Nông dân tỉnh đã đạt được. Tuy nhiên, theo ông, trong báo cáo chưa đánh giá đầy đủ về công tác Hội và phong trào nông dân của tỉnh trong năm 2024.
Theo ông Thành, năm 2024, Hội Nông dân tỉnh đã tham gia vào rất nhiều các hoạt động tuyên truyền, là nòng cốt trong các phong trào, cụ thể như: Phong trào nông dân tham gia xây dựng NTM, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào tích tụ ruộng đất... rất nhiều các mô hình, tấm gương tiêu biểu là nông dân được vinh danh.
Để công tác Hội và phong trào nông dân tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, ông Thành đề nghị, Hội Nông dân tỉnh cần đẩy mạnh triển khai các hoạt động tuyên truyền tới hội viên, nông dân về chủ trương chính sách, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Trung ương Hội NDVN, Tỉnh ủy; đồng thời làm tốt công tác dân chủ ở cơ sở.
Ngoài ra, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân; quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm nông sản.
"Thái Bình có rất nhiều mô hình nông nghiệp xanh, tuần hoàn, đặc biệt có những cánh đồng trồng lúa sạch, vì vậy, Hội Nông dân tỉnh phải có vai trò dẫn dắt, lan tỏa, quảng bá thương hiệu nông sản cho người nông dân", ông Thành nói.
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Trung ương Hội NDVN Bùi Thị Thơm biểu dương, ghi nhận kết quả Hội Nông dân tỉnh Thái Bình đạt được. Trong đó, đã bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Hội. Nổi bật đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 33 ngày 16/01/2024 về thực hiện Nghị quyết số 46 ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị và Quyết định 182 của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội được quan tâm, chú trọng, nhất đào tạo cán bộ Hội các cấp; các phong trào thi đua Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, tham gia tích cực vào phong trào xây dựng NTM, được từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả và nhiều nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Phó Chủ tịch Trung ương Hội NDVN Bùi Thị Thơm cũng đánh giá rất cao hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ và dạy nghề nông dân. Bà khẳng định, với các địa phương triển khai không phải dễ nhưng với Hội Nông dân tỉnh Thái Bình đã thực hiện rất tốt, công tác phối hợp dạy nghề, hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, vật tư nông nghiệp cho nông dân được đẩy mạnh.
Hoạt động giám sát, phản biện xã hội cũng được đánh giá cao, góp phần vào xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền, là "cây cầu" nối giữa Đảng với nhân dân. Đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nông dân.
Bên cạnh kết quả đạt được, Phó Chủ tịch Trung ương Hội NDVN Bùi Thị Thơm cũng chỉ ra một số tồn tại hạn chế. Trong đó, trong 17 chỉ tiêu còn 2 chỉ tiêu chưa hoàn thành; chưa chú trọng phát triển Chi tổ hội nghề nghiệp và công tác phát triển hội viên; Tuyên truyền vận động nông dân tham gia liên kết sản xuất còn yếu và hoạt động quảng bá, tiêu thụ sản phẩm còn yếu...
Để công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Thái Bình đạt được kết quả cao hơn nữa, hoàn thành chỉ tiêu đề ra, Phó Chủ tịch Trung ương Hội NDVN Bùi Thị Thơm đề nghị thực hiện tốt 9 nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ nhất, Hội Nông dân tỉnh Thái Bình phải có kế hoạch cụ thể để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2024.
Thứ hai, tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, đồng thời phải đổi mới hình thức tuyên truyền về cơ chế chính sách của Nhà nước, quy định, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong phát triển nông nghiệp, tuyên tuyền cách làm hay, mô hình tốt. Ngoài ra, thường xuyên tổ chức tham quan, học tập, ứng dụng mạng xã hội, đẩy mạnh công nghệ thông tin.
Thứ ba, chú trọng làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các chương trình, đề án, thực hiện Nghị quyết số 69 của Chính phủ: Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46 ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Thứ tư, chú trọng xây dựng tổ chức hội vững mạnh, trong đó, tập trung thành lập Chi tổi hội nông dân nghề nghiệp, từ đó làm cơ sở để đổi mới phương thức tập hợp hội viên nông dân, thành lập các Câu lạc bộ, duy trì sinh hoạt Chi hội, phát triển hội viên danh dự.
Thứ năm, cần tiếp tục bám sát Quyết định số 182 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030", từ đó, có hình thức tuyên truyền phù hợp để nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể, HTX.
Thứ sáu, phối hợp với các sở, ban ngành, doanh nghiệp tổ chức tốt các hoạt động tư vấn, dịch vụ cho nông dân, qua lớp bồi dưỡng tập huấn, chuyển đổi số nâng cao nhận thức cho nông dân, quảng bá tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm OCOP.
Thứ bảy, tuyên truyền, vận động nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tích tụ, tập trung ruộng đất; đẩy mạnh phong trào Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, hỗ trợ nông dân giỏi để họ làm đầu tàu dẫn dắt.
Thứ tám, Hội Nông dân tỉnh cần sớm phối hợp, tham mưu UBND tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị định 37 ngày 24/6/2023 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Thứ chín, thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, khó khăn vướng mắc của nông dân để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền. Ngoài ra, tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.