Đã bước sang tháng 9, nhưng nhiều bà con dân tộc Dao ở thôn C3 không thể không vui mừng từ lợi nhuận thu được bằng trồng giống bí đỏ Suprema, vừa được mùa được giá.
Anh Chu Ưng Chung, chị Vi Thị Sen và nhiều bà con khác đã thu được vài trăm triệu đồng từ trồng giống bí đỏ này, tính trung bình mỗi ha thu được trên 100 triệu đồng chỉ trong vòng hơn 2 tháng.
Niềm vui được mùa bí đỏ “Hai Mũi tên đỏ” của bà con dân tộc Dao tại xã DlieYang, huyện EaHleo.
Thông thường vụ bí đỏ ở Tây Nguyên bắt đầu từ khoảng tháng 5, tháng 6 dương lịch khi có mưa xuống. Năm nay, do nắng nóng kéo dài nên thời vụ có chậm hơn. Ở EaHleo từ khi bắt đầu có những cơn mưa đầu mùa bà con đã tranh thủ xuống giống từ cuối tháng 4 và đến cuối tháng 7 đã cho thu hoạch.
Chị Vi Thị Sen hồ hởi nói: "Giống bí đỏ Suprema của Cty Hai mũi tên đỏ, chúng tôi đã trồng nhiều năm nay và thường trồng vào vụ chính, năm nào cũng cho năng suất cao lắm chú ạ, trung bình đạt 2,5 - 3,5 tấn/sào (1.000 m2), ưu điểm của giống là dạng trái lớn 3 - 5 kg, rất đồng đều, tỷ lệ trái lên xe (loại 1) đạt trên 80% nên thương lái rất thích mua.
Năm nay tôi trồng một phần diện tích sớm hơn mà vẫn cho thu hoạch tốt, lại được giá nữa nên rất phấn khởi, bà con ở đây ai cũng vui mừng ra mặt. Chúng tôi còn nhiều diện tích trồng muộn vào tháng 6, tháng 7, sắp thu hoạch rồi, nhìn ruộng bí ai cũng mừng vì trái đều, to và đẹp, nếu được giá nữa thì chúng tôi sẽ thắng to".
Đưa bí đỏ lên xe ra thị trường tiêu thụ.
Trao đổi với chị Thủy, một thương lái ở địa phương chuyên thu mua bí đỏ ở khu vực Gia Lai, Đăk Lăk về thị trường tiêu thụ loại bí đỏ này, chúng tôi nhận thấy trong các giống bí đỏ dạng trái lớn hay dạng bánh xe thì các giống của Cty Hai mũi tên đỏ như Suprema và Ajuna đã và đang được thị trường ưa chuộng nhất, bởi dạng trái đồng đều, mã đẹp và chất lượng ăn thì hơn hẳn so với các giống khác, sản phẩm của những giống này đáp ứng được cho cả thị trường ăn tươi và chế biến.
Được biết, giống bí đỏ Suprema, Ajuna không chỉ thích hợp ở miền Trung - Tây Nguyên mà còn trồng được ở nhiều vùng khác nhau ở miền Bắc, miền Nam. Hiện nay, những giống này cũng cho hiệu quả rất cao ở Hưng Yên, Hải Dương, Đồng Nai...
“Tụi này đã thu mua trái của những giống bí trên mấy năm nay và nhận thấy được sự ổn định của nó trên đồng đất cao nguyên, bà con nông dân nên lựa chọn những giống của Cty Hai mũi tên đỏ để phát triển trên đồng đất mình”, chị Thủy khuyến cáo.
Anh Đặng Văn Tuấn, Giám đốc bán hàng khu vực miền Trung - Tây Nguyên cho biết, 2 giống bí Suprema và Ajuna đã được Cty đưa vào thị trường Gia Lai, Đăk Lăk từ nhiều năm nay và chúng đã chứng tỏ được hiệu quả về năng suất, khả năng chống chịu bệnh hại và hiệu quả kinh tế vượt trội so với các giống khác trên thị trường.
Qua đó, doanh nghiệp đã đồng hành, gắn bó cùng bà con dân tộc nơi đây nhiều năm qua để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng trọt và quản lý bệnh hại, đồng thời kết nối các thương lái thu mua để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
“Mục tiêu của Cty Hai mũi tên đỏ trên hết vẫn là mang lại giá trị kinh tế và sự tiện dụng cao hơn cho bà con. Chúng tôi tự hào là đã phát triển rất tốt các mô hình kết hợp giữa người nông dân, thương lái và thị trường tiêu thụ cho nhiều loại sản phẩm khác nữa như Ớt Demon, bắp nếp Tím ngọt 099, dưa leo, khổ qua...”, anh Tuấn nhấn mạnh.
Phú Lộc (Nông Nghiệp Việt Nam)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.