Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chia sẻ với chúng tôi, anh Chu Minh Bắc (thôn Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) cho biết: "Bây giờ đang được lãi tốt nhưng vẫn chưa cắt được thua lỗ chăn nuôi do bị ảnh hưởng dịch Covid-19 các năm 2020 và 2021".
Anh Bắc kể, vợ chồng anh lấy nhau năm 2001, thu nhập chỉ trông vào làm ruộng nên đời sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Dù đã cấy tới 0,4ha lúa, và trồng chừng đó diện tích đậu tương vụ đông mà cứ "ráo mồ hôi là hết tiền", dẫn đến vợ chồng đôi khi cũng "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt".
Nhiều đêm anh Bắc thức trắng nghĩ cách thoát nghèo nhưng hướng nào cũng thấy trở ngại.
Đang trong lúc bí bách thì UBND tỉnh triển khai dồn thửa đổi ruộng. Như "ăn mày gặp được chiếu manh", anh Bắc liền xin nhận toàn bộ diện tích thấp trũng liền vùng rồi chuyển đổi sang làm trang trại chăn nuôi. Mất 4 năm ròng rã tải đất, xin bùn ao từ các hộ trong làng để tôn tạo ruộng, anh Bắc mới có được mặt bằng dựng trại nuôi gà.
Ban đầu anh Bắc cũng chỉ dám vay vốn mua 400 con gà Đông Tảo nuôi sinh sản theo lối thả nền, nhốt trong chuồng hở, thuê ấp nở và bán gà con qua dịch vụ trung gian. Tiền lãi thu được qua các năm anh đều dành đầu tư mở rộng qui mô đàn gà nuôi, mua sắm đầy đủ máy ấp nở trứng gia cầm cùng các thiết bị phục vụ chăn nuôi khác.
Từng bước vừa làm vừa học hỏi, anh Bắc vừa nâng dần số lượng đàn gà đẻ thường xuyên lên trên 1.000 con. Sau 16 năm cần mẫn tích cóp, anh Bắc chẳng những thoát cảnh sống "úi xùi", còn có dư tiền làm nhà cao cửa rộng bề thế.
Nhưng quý nhất là anh tích lũy được một kho kinh nghiệm về cách chăn nuôi gà Đông Tảo sinh sản. Nhờ vậy, năm nào anh Bắc cũng được các sinh viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam tìm đến thực tập và học hỏi kinh nghiệm nuôi gà.
Đang chăn nuôi thuận lợi, thu nhập khá, bất ngờ từ cuối năm 2020 anh Bắc chịu thua lỗ hơn 1 tỷ đồng. Sau tìm hiểu anh Bắc mới biết, bên cạnh chịu ảnh hưởng chung của dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ gà gặp khó, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, còn có nguyên nhân không bắt kịp xu hướng chăn nuôi hiện đại - nuôi gà đẻ trong nhà mát và thụ tinh nhân tạo cho gà.
"Nhờ mạnh dạn đổi ruộng tốt lấy ruộng xấu, anh Chu Minh Bắc đã có được trang trại sản xuất gà giống lai Đông Tảo đạt chất lượng cao, thu nhập tốt, là một trong ít hộ sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương".
Ông Chu Xuân Lư -
Phó Chủ tịch UBND Đồng Than
Nhận thức rõ lý do thua lỗ, anh Bắc liền tìm đến Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên học hỏi kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo trong nhà lạnh và cách thụ tinh nhân tạo cho gà. Sau đó, anh lại được các chuyên gia của Học viện Nông nghiệp Việt Nam chuyển giao thêm tiến bộ công nghệ nhân giống gia cầm mới.
Anh Bắc quyết định đập bỏ hết các trại nuôi gà cũ, đầu tư xây mới trại gà nuôi trong nhà lạnh khép kín, có tường nước làm mát không khí, có quạt thông hơi hút gió, những ngày nắng nóng còn có thêm giàn phun mưa tự động trên mái chuồng.
Kinh nghiệm nuôi gà đẻ trong nhà lạnh
Kết quả so với cách chăn nuôi cũ, diện tích xây dựng trại nuôi giảm được 50%, nhu cầu gà trống cho phối giống giảm 80%, tỷ lệ trứng có phôi tăng 20-25%, hiệu quả chăn nuôi tăng 30%, gà xuất chuồng dễ bán hơn.
Nhờ đó, mỗi tháng anh Bắc xuất bán ra thị trường được 10.000 con gà lai Đông Tảo 1 ngày tuổi, trừ mọi chi phí đầu tư còn lãi hơn 100 triệu đồng/tháng.
Anh Bắc cho biết, kỹ thuật nuôi gà hậu bị bố, mẹ trong nhà lạnh căn bản không có gì khác biệt với cách chăn nuôi bình thường. Vẫn là tuân thủ tiêm vaccine phòng bệnh đúng lịch, thả nền và nuôi nhốt trong trại hở, cho ăn cám công nghiệp phù hợp từng độ tuổi…
Khi gà mái đạt 6-7 tháng tuổi và bắt đầu báo đẻ, gà trống từ 8 tháng tuổi trở ra mới tiến hành chuyển lên lồng nuôi nhốt trong nhà lạnh. Mỗi lồng nhốt 1 gà bố và 3 gà mẹ. Tỷ lệ nuôi 1 con trống đủ lấy tinh phối giống cho 35 con mái. Thời gian lấy tinh và phối giống bắt đầu từ 16-18 giờ 30 hàng ngày.
Gà hậu bị Đông Tảo bố, mẹ trước khi đưa lên lồng cần chọn con trống có lông màu mận chín, mào sít, chân to có vảy thịt hồng xếp gối lên nhau, trọng lượng đạt 4-5,5kg/con. Gà mái có bộ lông màu lá chuối khô, trọng lượng đạt khoảng 2,5kg/con trở lên.
Để gà trống cho tinh khỏe, nhiều tinh cần cho ăn thêm các chất tăng tính dục, như thóc mầm, giá đỗ. Kết hợp bố trí các dãy chuồng nuôi nhốt gà trống đối xứng với dãy nuôi gà mái để chúng luôn nhìn thấy nhau, tăng cường sự ham muốn. Để gà mái đẻ đều, không cách nhật, cho sản lượng trứng tối đa, phải cho ăn cám (chuyên dùng) thơm mới, không ẩm mốc ôi thiu và đảm bảo chất lượng.
"Áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà sẽ cho phép chọn các con trống, mái bố mẹ có nhiều tính trạng trội như chân to, thể trọng lớn… để tạo ra đồng loạt, số lượng lớn các đàn gà mang đầy đủ đặc tính ưu tú của giống bố mẹ" - anh Bắc cho biết thêm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.