Loạt đặc sản từ Bắc vào Nam có tên gọi độc nhất vô nhị khiến nhiều người rùng mình, "xoắn não"
Loạt đặc sản từ Bắc vào Nam có tên gọi độc nhất vô nhị khiến nhiều người rùng mình, "xoắn não"
Nguyên An
Thứ tư, ngày 01/02/2023 06:20 AM (GMT+7)
Dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc tới Nam, có rất nhiều đặc sản có hương vị cực kỳ thơm ngon. Trong số đó, không thể không kể đến những đặc sản sở hữu những tên gọi độc lạ khiến du khách vừa tò mò, vừa méo miệng đọc lại vừa buồn cười đến "bật ngửa", ngỡ ngàng.
Chỉ mới nghe tên thôi đã thấy lạ rồi, không biết ăn những loại đặc sản này vào sẽ thế nào nhỉ?
1. Đặc sản khâu nhục
Khâu nhục còn gọi là nằm khâu, là món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam qua sự biến tấu của người dân tộc Tày, Nùng, Ngái và qua thời gian đã trở thành một món đặc sản nổi tiếng.
Đặc sản khâu nhục thường xuất hiện các dịp Lễ Tết, cưới hỏi.
Thực chất, cái tên khâu nhục xuất phát từ tiếng Hoa và được viết lại từ cách nói tiếng Việt. "Khâu có nghĩa là hấp đến mềm rục, "nhục" có nghĩa- thịt, nếu dịch đúng nghĩa là thịt gục, hoặc thịt hấp rục. Món ăn này có công đoạn chế biến khá cầu kỳ khi tẩm ướp kỹ với nhiều loại gia vị và hấp trong một khoảng thời gian tương đối dài.
Khâu nhục thường được dùng trong những dịp gia đình có chuyện vui như lễ Tết, cưới hỏi.
Nghe có vẻ lạ nhưng đây chính là cách gọi lái của đặc sản của TP.HCM, món cơm tấm sườn bì chả. Như tên gọi, nguyên liệu chính của món này là cơm, sườn, bì, chả.
Trong đó, cơm phải được nấu từ loại gạo tấm, sườn heo tẩm ướp chua ngọt, chả làm cùng trứng và sợi bì dai. Khi ăn, đĩa cơm tấm "sà bì chưởng" sẽ có thêm chút mỡ hành, ít miếng dưa leo, cà chua hay đồ chua được làm từ cà rốt, củ cải, dưa leo, dưa muối đôi khi là đu đủ.
. Chúng ta có thể dễ dàng thưởng thức món sà bì chưởng bán ở nhiều nơi và bất kể thời gian nào, dù sáng sớm hay đêm khuya.
3. Đặc sản: Cơm âm phủ Huế
Nghe đến tên gọi khá "rùng mình", nhiều người sẽ khá tò mò về nguyên liệu của món cơm này. Cơm âm phủ là món đặc sản trứ danh của xứ Huế, cùng với những món ăn quen thuộc khác như bún bò hay cơm hến.
Món ăn còn có tên gọi là cơm thập cẩm với thành phần gồm cơm trắng đặt ở giữa đĩa, xung quanh sẽ là thịt ba rọi, chả lụa Huế, tôm, nem Huế nướng, trứng tráng, rau thơm, dưa leo… tạo nên màu sắc cực kỳ rực rỡ.
Có nhiều cách lý giải tên gọi này. Trong đó, có tài liệu ghi món do một quán ăn tên Âm phủ sáng tạo ra. Cũng có nhiều cách lý giải về cái tên này nhưng chỉ là... cho vui.
4. Đặc sản: Tung lò mò
Thực chất, đây là phát âm theo tiếng Chăm: tung lamaow. Theo đó, "tung" chính là ruột con "lò mò" là con bò. Hiểu đơn giản, đây là món ăn được làm từ ruột bò. Món đặc sản lạp xưởng bò này từ lâu đã gắn liền với đồng bào người Chăm ở Châu Đốc (An Giang).
Để làm đặc sản này, người ta sử dụng ruột bò để bọc bên ngoài. Nhân bên trong là thịt bò trộn với mỡ được băm nhuyễn. Cứ thế hòa trộn tất cả các nguyên liệu cùng tiêu sọ, gia vị, hoa hồi và đặc biệt là cơm nguội lên men để nhồi vào ruột bò. Từng chiếc lạp xưởng tròn tròn, căng đầy dài cỡ ngón tay được buộc thắt khúc lại thành dây và đem đi phơi. Phơi qua 3 nắng thì đã đủ ráo nước, săn thịt và có thể thưởng thức.
5. Đặc sản: Bánh gật gù
Tên bánh mang nghĩa tượng hình. Bởi khi cầm trên tay, bánh mềm, dẻo ngả về nhiều phía như người gật gù. Đây là đặc sản nổi tiếng của Tiên Yên, Quảng Ninh, có hương vị gần giống bánh phở, nhưng mềm dai hơn nhờ gạo trộn cơm nguội xay nhuyễn cùng nước.
Bánh cuốn lại bằng tay, không nhân. Khi ăn sẽ chấm với nước chấm có hành phi, thịt băm, mắm tiêu, mỡ gà.
6. Đặc sản: Cháo ấu tẩu
Có vẻ ngoài giống củ ấu nhưng củ ấu tẩu là tên loại củ có độc tố mạnh. Chính vì thế, khi nghe tên cháo ấu tẩu. một món ăn đặc sản tại Hà Giang, nhiều người sẽ lo lắng.
Tuy nhiên, dù có độc nhưng nếu biết cách chế biến, củ ấu tẩu sẽ có tác dụng chữa bệnh, giải cảm. Bằng cách ngâm nước gạo và ninh đến khi bở tơi, nấu cùng gạo tẻ, nếp cái, nước hầm chân giò, rắc rau thơm, thịt nạc băm, sẽ có ngay một món ăn đặc sản cực kỳ hấp dẫn. Cháo có vị đắng, ăn ngon nhất khi trời lạnh.
7. Đặc sản: Sỏi mầm
Nghe tên món ăn, nhiều người có thể liên tưởng tới món mầm đá mà Trạng Quỳnh từng mời Chúa Trịnh ăn. Thực chất, đây chính là thịt lợn rừng nướng sỏi nổi tiếng của Hậu Giang.
Khi ăn, người ta sẽ nung nóng sỏi, rồi dùng chúng để nướng thịt lợn rừng đã được ướp gia vị. Thịt sau khi nướng sẽ được ăn kèm với rau sống, chấm mắm chanh ớt chua ngọt. Tên gọi sỏi mầm đầy thú vị được xuất phát từ cách chế biến đầy độc đáo này.
Pa pỉnh tộp
Đây chính là món cá nướng đặc sản của Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Pa pỉnh tộp theo tiếng Thái nghĩa là cá gập nướng.
Nguyên liệu chính là các loại cá suối như cá chép, cá trôi..., xát muối ướt để khử tanh, mổ dọc sống lưng. Tiếp đến, các loại gia vị đặc trưng như gồm mắc khén, gừng, tỏi, sả, hành, ớt… được băm nhỏ và trộn đều rồi nhồi vào bụng cá. Sau đó, cá được gấp đôi nướng trên than hồng. Món này ăn kèm cơm nếp thì càng ngon.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.