Lý do thật sự đằng sau văn hóa "thoát y đám tang" ở Trung Quốc

Mai Đại (theo BBC) Thứ bảy, ngày 24/02/2018 18:30 PM (GMT+7)
Có lẽ không ở đâu, đám tang lại vui nhộn và có phần “nóng bỏng” giống như một số vùng miền của Trung Quốc khi người dân thuê cả vũ công thoát y để đưa tiễn người thân về với tổ tiên.
Bình luận 0

Tại sao người dân Trung Quốc lại thuê vũ công thoát y trong đám tang?

img

Vũ công thoát y trong các đám tang giờ không còn là chuyện lạ ở Trung Quốc

Theo một giả thuyết, vũ công thoát y sẽ khiến danh dự của gia đình được nâng cao. Lý do là đám tang càng đông thì người chết càng được kính trọng và những thiếu nữ trẻ trung trong những trang phục nóng bỏng chính là “công cụ” giúp chủ nhà thu hút khách.

Còn theo một giả thuyết khác, việc thuê vũ công trong đám tang dường như có liên quan tới “tín nghĩa phồn thực”

“Trong một số nền văn hóa địa phương, việc nhảy nhót với các yếu tố khiêu gợi có thể được thêm vào đám tang nhằm thể hiện ước muốn có thêm nhiều con cháu của người quá cố”, ông Huang Jianxing – giáo sư trường Đại học Fujian Normal nói với tờ Global Times của Trung Quốc.

Cũng theo Global Times, việc thuê vũ công thoát y còn thể hiện sự giàu có của gia đình: “Nhiều hộ gia đình nông thôn ở Trung Quốc sẵn sàng khoe của bằng cách dùng mấy năm thu nhập của mình để thuê diễn viên, ca sĩ, danh hài và vũ công thoát y để biểu diễn, giải trí cho khách khứa”.

Tập tục này có phổ biến không?

Theo BBC, ngoài các vùng quê của Trung Quốc, các tập tục này cũng phổ biến ở đảo Đài Loan – chính nơi “phát minh” ra việc thuê vũ công thoát y cho đám tang.

“Tập tục này lần đầu tiên được công chúng chú ý vào năm 1980 ở Đài Loan”, ông Marc Moskowitz – nhà nhân chủng học thuộc trường Đại học South Carolina cho biết. “Việc này đã trở nên khá phổ biến ở Đài Loan còn ở Đại lục, do chính sách của chính phủ, nhiều người chưa biết đến loại hình đám tang này”.

Tuy nhiên, kể cả ở Đài Loan – nơi khai sinh ra tập tục kỳ lạ này, việc thuê vũ công thoát y cũng hiếm thấy ở các thành phố lớn.

“Thoát y đám tang nằm trong vùng xám, giữa hợp pháp và bất hợp pháp. Khó để có thấy một đám tang kiểu này ở các trung tâm đô thị mà chỉ có phần rìa ngoài của hầu hết các thành phố”, ông Moskowitz nhận định.

Vào năm ngoái, công chúng Đài Loan đã chứng kiến một đám tang “có một không hai” khi gia đình có tang đã thuê tới 50 vũ công múa cột để biểu diễn trên nóc xe jeep thuộc đoàn xe tang. Được biết, đám tang này là của một chính trị gia địa phương và đám tang này được tổ chức theo di nguyện “muốn một đám tang sắc màu trong mơ” của ông.

Đám tang gây náo loạn Đài Loan của vị chính trị gia

Tại sao Bắc Kinh lại cấm đoán?

Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã triển khai nhiều chiến dịch nhằm chấm dứt tập tục mà Bắc Kinh mô tả là “kém văn minh”, đồng thời phạt nặng những người thực hành tập tục này.

“Chính phủ lo lắng về tính khiêu dâm nơi công cộng và ảnh hưởng của nó tới xã hội, nhất là với những đứa trẻ chứng kiến đám tang kiểu này”, ông Moskowitz khẳng định. “Tuy nhiên sự thật rằng dù bị cấm, tập tục này vẫn diễn ra cho thấy sẽ cần nhiều nỗ lực hơn nữa để loại bỏ việc thuê vũ công biểu diễn ở đám tang”.

Được biết, vào năm 2006, người đứng đầu của 5 vũ đoàn thoát y ở tỉnh Giang Tô đã bị bắt giam sau khi hàng trăm vũ công tham gia biểu diễn tại một đám tang. Còn vào năm 2015, truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc cũng được một phen điên đảo khi sự việc vũ công trong đám tang của các ngôi làng thuộc tỉnh Giang Tô và Hà Bắc thường “trình diễn khiêu dâm” bị phát hiện. Ngay sau đó, nhà tổ chức và các vũ công này đã bị trừng phạt.

Theo BBC, Bộ Văn hóa Trung Quốc trong thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung các chiến dịch truy quét ở các tỉnh Giang Tô, Hà Bắc, Hà Nam và An Huy, đồng thời thiết lập đường dây nóng cho công chúng để dẹp bỏ tập tục “nóng bỏng” này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem