Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Gia đình ông Đỗ Hoàng Ngọc Nghĩa, thôn Đức An, xã Thuận An (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) đã tái canh hơn 4 ha cà phê già cỗi bằng giống cà phê dây. Diện tích cà phê này đã cho thu nhập chính, với năng suất khoảng 6 tấn/ha.
Ông Đỗ Hoàng Ngọc Nghĩa nhận xét, cà phê dây kháng bệnh tốt, nhất là rệp sáp, rệp vảy, sâu đục thân cành, mọt đục quả, bệnh gỉ sắt. Loại cà phê này cũng chống hạn khá tốt, quả chín đều, nên hiệu quả kinh tế cao hơn cà phê khác rất nhiều...
Cà phê dây của người dân xã Thuận An (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) đạt năng suất 6-8 tấn/ha
Theo Sở NNPTNT, những năm qua, ngành chức năng đã hợp tác với các viện nghiên cứu nhằm khảo nghiệm, nghiên cứu các giống cà phê phù hợp với đặc điểm khí hậu, đất đai của Đắk Nông, trong đó có giống cà phê dây bản địa Thuận An.
Ngành Nông nghiệp đã chủ động bảo tồn, phát huy các loại giống quý của người dân. Tháng 3/2017, Sở NNPTNT đã công nhận cà phê dây Thuận An là cây đầu dòng.
Cụ thể, Sở NNPTNT công nhận vườn cà phê dây của bà Trần Thị Kim Mỹ, thôn Thuận Nam, xã Thuận An, là vườn cây đầu dòng. Vườn cà phê dây của bà Mỹ đã trồng được trên 20 năm, nhưng vẫn phát triển tốt, cho năng suất cao.
Cà phê dây có nhiều ưu điểm như năng suất cao (trung bình 6-8 tấn/ha), chống chọi sâu bệnh tốt, có khả năng chịu hạn trong thời gian dài, nhân to, chậm thoái hóa…
Theo ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NNPTNT, thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã nghiên cứu, theo dõi, hoàn thiện các hồ sơ để đề nghị và được Bộ NNPTNT công nhận lưu hành đặc cách giống cà phê dây Thuận An.
Việc Bộ NNPTNT công nhận lưu hành đặc cách giống cà phê dây Thuận An là cơ hội lớn cho Đắk Nông trong quá trình nâng cao hiệu quả ngành hàng cà phê.
"Giống cà phê dây Thuận An được lưu hành đặc cách sẽ tạo động lực lớn cho chương trình tái canh cà phê và nâng cao giá trị sản phẩm cà phê của tỉnh. Với nhiều ưu điểm vượt trội, cà phê dây sẽ giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích canh tác, tạo ra cơ hội lớn trong việc phát triển dòng cà phê đặc sản", ông Anh nhấn mạnh.
Nhiều chuyên gia cà phê cũng cho rằng, giống cà phê dây được lưu hành đặc cách là cơ hội lớn cho Đắk Nông. Theo Tiến sĩ Lê Đăng Khoa, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), chọn tạo giống cà phê là một trong những lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao có tính chiến lược và dài hạn.
Gần đây, các nghiên cứu giống cà phê được WASI tập trung thêm vào các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu, đặc sản, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu.
Do đó, việc Bộ NNPTNT cho phép giống cà phê dây được lưu hành đặc cách ở quy mô quốc gia là một lợi thế rất lớn cho Đắk Nông, nhất là đối với chương trình phát triển cà phê chất lượng cao, đặc sản.
Thời gian tới, ngành chức năng Đắk Nông cần triển khai tập huấn, hướng dẫn áp dụng các kỹ thuật canh tác loại cà phê này một cách rộng rãi để giúp người dân sản xuất hiệu quả, cho ra sản phẩm chất lượng cao.
Ngành chức năng cần giúp người sản xuất cà phê áp dụng tốt các chương trình quản lý dịch hại tổng hợp như IPC, ICM..., nhằm giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Theo Luật Trồng trọt năm 2018, giống cây trồng được công nhận lưu hành đặc cách là giống phát triển tại địa phương, có đặc điểm nổi trội về năng suất, chất lượng; chống chịu với thời tiết, sâu bệnh, dịch hại tốt...
Những loại giống được lưu hành đặc cách phải đáp ứng được các điều kiện chính như cây đặc sản, cây bản địa, cây đã tồn tại lâu dài trong sản xuất, được địa phương đề nghị...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.