Một loại đặc sản lâu năm ở Vĩnh Phúc mà chẳng đâu có được, muốn ăn phải chờ vài tháng mới "ra lò"

Nguyên An Chủ nhật, ngày 28/07/2024 10:01 AM (GMT+7)
Không chỉ có những đặc sản nổi tiếng như thịt bò tái kiến đốt, gà đồi, lợn mán, rau su su Tam Đảo, dứa Tam Dương, rượu dừa Yên Lạc,... mà Vĩnh Phúc còn có cá thính, một món ăn dân dã nhưng không kém phần cuốn hút. Đặc biệt, món ăn này đã trở thành niềm tự hào của người dân huyện Lập Thạch qua bao thế hệ.
Bình luận 0

Cá thính Lập Thạch - Đặc sản quê dân dã mà cách làm kì công, vị ngon khó cưỡng

Cách Hà Nội hơn 60km, Vĩnh Phúc không chỉ thu hút du khách bởi những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp và di tích lịch sử văn hóa như Tam Đảo, hồ Đại Lải, mà còn nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú. Trong đó, món cá thính - món cá sống ủ chua, trở thành một đặc sản độc đáo, hấp dẫn không thể bỏ qua.

Theo các tài liệu ghi lại, Lập Thạch xưa nay được ông trời ưu ái cho không biết bao nhiêu là tôm cá từ những sông những suối, những ao những hồ. 

Thế nhưng lúc bấy giờ dân làng không biết phải làm sao để bảo quản thực phẩm tươi được lâu dài, nếu không bảo quản thì ăn không làm sao hết vào những thời điểm nước lên. 

Xuất phát từ hoàn cảnh đó, người ta đã nghĩ ra cách chế biến đặc biệt dành cho cá để có thể giữ được lâu hơn và càng ngày càng cải thiện mùi vị, ấy là món cá thính. 

Không có một món cá nào khác lại sử dụng phương pháp chế biến đặc biệt này, nhờ vậy cá thính chính là món ăn có một không hai, hương vị lại không đâu bì kịp.

Một loại đặc sản lở Vĩnh Phúc mà chẳng đâu có được, muốn ăn phải chờ vài tháng mới ra lò: Cá thính- Ảnh 2.

Thính ngô giúp cá dậy mùi thơm quyến rũ (Ảnh: Dũng Hoa).

Chị Dương Thu Giang, chủ một cơ sở chế biến đặc sản cá thính ở Lập Thạch, chia sẻ rằng để làm nên món cá thính ngon nhất, người ta thường chọn những con cá tươi sống có kích thước lớn, thịt dày như cá mè, cá trắm, cá chép,... Các loại cá nhỏ cũng có thể làm món này nhưng được để nguyên con thay vì cắt khúc.

Cá được giữ nguyên vảy, lọc bỏ ruột rồi rửa sạch, cắt khúc và khứa vài đường nhỏ trên thân để cá khi tẩm ướp ngấm gia vị hơn. Sau đó, cá được ủ muối trong vài ngày. Cá được ướp muối theo tỷ lệ 10kg cá/1,5kg muối. 

Nhồi đầy muối vào phần mang và bụng cá, sau đó lắc đều cho sạch hết muối thừa. Sau khi ủ muối từ 4 đến 10 ngày (tùy theo thời tiết), cá được lấy ra, ép cho chảy hết nước muối, để khô ráo.

Thính được làm từ hỗn hợp gạo tẻ (hoặc gạo nếp) và đỗ tương. Các nguyên liệu được rang đều dưới lửa nhỏ đến khi chuyển màu vàng, giòn và dậy mùi thơm, sau đó giã nhỏ. 

Thính không được xay mịn mà chỉ giã vừa tay để giữ độ khô cho cá khi ướp. Thính được chà xát khắp mình cá đã ủ muối, lần lượt xoa đều khắp phía trong và ngoài.

Một loại đặc sản lở Vĩnh Phúc mà chẳng đâu có được, muốn ăn phải chờ vài tháng mới ra lò: Cá thính- Ảnh 4.

Ủ thính cá là khâu cực kì quan trọng, kì công và tỉ mỉ (Ảnh: Dũng Hoa)

Cá sau khi ướp thính sẽ được xếp cẩn thận vào lọ sành, mỗi lớp cá lại rải một lớp thính, lớp thính trên cùng phải phủ thật dày. 

Người ta có thể thêm lá ổi vào lọ cá để tăng hương vị. Sau khoảng 3-4 tháng, cá muối chua đã đủ độ sẽ được lấy ra, cạo sạch thính cũ rồi thay bằng thính mới hoặc có thể đem chế biến ngay. 

Cá muối chua đạt chuẩn phải đảm bảo miếng cá khô, chắc thịt, dậy mùi thơm của thính và lá ổi, màu hổ phách hoặc đỏ hồng bên trong, bên ngoài là da cá ngấm thính vàng ruộm.

Để món cá thính đạt chuẩn, người ta phải chọn những con cá tươi sống, kích thước lớn và thịt dày. Các loại cá mè, cá trắm, cá chép là lựa chọn hàng đầu. Cá nhỏ cũng có thể được dùng, nhưng phải để nguyên con thay vì cắt khúc. 

Cá sau khi được giữ nguyên vảy, lọc bỏ ruột rồi rửa sạch, cắt khúc và khứa vài đường nhỏ trên thân để gia vị ngấm đều.

Cá sau khi sơ chế được ướp muối theo tỷ lệ 10kg cá/1,5kg muối. Nhồi đầy muối vào mang và bụng cá, sau đó lắc đều để muối ngấm đều. Cá sau khi ủ muối từ 4 đến 10 ngày (tùy theo thời tiết) được lấy ra, ép hết nước muối, để khô ráo. 

Thính được làm từ hỗn hợp gạo tẻ (hoặc gạo nếp) và đỗ tương, rang đều dưới lửa nhỏ cho đến khi giòn và dậy mùi thơm, sau đó giã nhỏ. Thính không được xay mịn mà chỉ giã vừa tay để giữ độ khô cho cá khi ướp.

Thính được chà xát khắp mình cá đã ủ muối, từ phía trong ra ngoài. Cá sau khi ướp thính được xếp cẩn thận vào lọ sành, mỗi lớp cá lại rải một lớp thính, lớp thính trên cùng phải phủ thật dày. Người ta có thể thêm lá ổi vào lọ cá để tăng hương vị. 

Sau khoảng 3-4 tháng, cá muối chua đã đủ độ sẽ được lấy ra, cạo sạch thính cũ rồi thay bằng thính mới hoặc có thể đem chế biến ngay. Cá muối chua đạt chuẩn phải đảm bảo miếng cá khô, chắc thịt, dậy mùi thơm của thính và lá ổi, màu hổ phách hoặc đỏ hồng bên trong, bên ngoài là da cá ngấm thính vàng ruộm.

Một loại đặc sản lở Vĩnh Phúc mà chẳng đâu có được, muốn ăn phải chờ vài tháng mới ra lò: Cá thính- Ảnh 6.

Thông thường, cá được ủ thính từ 6 tháng đến 1 năm (Ảnh: Dũng Hoa).

Cá muối chua có thể thưởng thức ngay hoặc chế biến thành nhiều món ăn, trong đó phổ biến nhất là cá nướng. 

Cá được kẹp vào thanh tre tươi, nướng trên bếp than củi cho đến khi dậy mùi thơm đặc trưng. Đây là món ăn được người địa phương yêu thích và có thể thưởng thức bất kỳ mùa nào trong năm.

Những thực khách từng có cơ hội thưởng thức món cá muối chua Lập Thạch đều nhận xét rằng phần thịt cá không khô như cá mắm, không nhão như cá tươi hay cá rán. Khi gỡ ra, thịt cá có màu hồng đậm, vị chua, mặn hài hòa và mùi thơm khó tả.

 Cá thính Lập Thạch - món ngon đặc trưng ở Vĩnh Phúc 

Một loại đặc sản lở Vĩnh Phúc mà chẳng đâu có được, muốn ăn phải chờ vài tháng mới ra lò: Cá thính- Ảnh 7.

Cá thính Lập Thạch được Tổng Hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trao giấy chứng nhận “Sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng”, đây chính là động lực để những người làm cá thính tại huyện Lập Thạch tiếp tục quảng bá, giới thiệu rộng rãi hơn nữa sản phẩm của mình ra thị trường. Ảnh: Dương Chung - Trà Hương

Không chỉ hấp dẫn du khách tới thưởng thức hoặc mua về làm quà, cá thính Lập Thạch giờ còn được đóng gói, vận chuyển đi khắp nơi, trở thành đặc sản nổi tiếng được nhiều người yêu thích. Món cá thính có giá dao động từ 150.000 - 190.000 đồng/kg, tùy loại cá.

Cá thính - món ăn dân dã từ lâu đã trở thành đặc sản quý báu của người dân Vĩnh Phúc, mang theo hương vị đồng quê mộc mạc, gợi nhớ những kỷ niệm về quê hương trong lòng mỗi người con xa xứ và du khách bốn phương.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem