Ngắm khuôn mặt người ở những bộ lạc tận cùng thế giới

Mẫn Di - Dailymail Thứ hai, ngày 16/05/2016 00:55 AM (GMT+7)
Nhiếp ảnh gia Nga sống tại Úc, Alexander Khimushin đã bỏ ra 2 năm đi vòng quanh thế giới, tới những nơi vô cùng hẻo lánh để chụp bộ ảnh "Thế giới qua những gương mặt" nhằm tôn vinh sự đa dạng của con người.
Bình luận 0

img
Hình ảnh một cô gái tộc Mursi tại Thung lũng Omo, Ethiopia. Chiếc đĩa gắn vào môi dưới là tập tục truyền thống, nhằm thể hiện địa vị xã hội và tiềm lực kinh tế. Chiếc đĩa càng lớn chứng tỏ gia cảnh càng giàu có.

Khimusin, 45 tuổi là nhiếp ảnh gia đã dành 8 năm "phượt" trên hơn 80 quốc gia, khởi động dự án này 2 năm trước, ghi lại hình ảnh thành viên những bộ lạc vẫn giữ lối sống và phục sức truyền thống từ xa xưa.

Chân dung của họ có thể là một cụ ông Kyrgyz sống trên cao nguyên Tajikstan, một phụ nữ bộ tộc Hamer với bộ vòng vỏ ốc nâu quanh cổ, hay thiếu nữ Wakhi mặc bộ áo đỏ đầy hoa văn...tất cả đem lại cái nhìn hoàn toàn mới về sự đa dạng văn hóa.

"Hầu hết cư dân những nơi này vẫn giữ nếp sống như hàng trăm năm trước, trú trong những túp lều đắp bằng bùn, không sử dụng bất kỳ tiện nghi nào khác, kể cả điện", Khimushin cho hay.

Giải thích bức ảnh cụ bà Nyangatom đeo chiếc vòng cườm nặng đã suốt cả cuộc đời, Khimushin nói: "Các cô gái tộc Nyangatom được cha trao cho hạt cườm từ những năm đầu đời rồi chiếc vòng cứ thế lớn dần. Phụ nữ ở đây đeo vòng nặng vài kg không hề hiếm."

Trên trang web chính thức của mình, Khimushin mô tả dự án này nhằm "khám phá sự đa dạng của thế giới chúng ta đang sống bằng hình ảnh của những con người phi thường".

img
Một phụ nữ Wakhi trong chiếc áo đỏ thêu hình vẽ mô tả cuộc sống của bộ tộc tại phía Đông Bắc Afghanistan.

Theo anh, những con người này vô cùng phi thường. Tuy nhiên chiến tranh, toàn cầu hóa, khó khăn về kinh tế và kì thị tôn giáo đang khiến cho những bộ lạc này đứng bên bờ tuyệt diệt. Vậy là anh nảy ra ý tưởng này, hy vọng rằng sẽ xuất bản thành sách.

"Nếu nhận ra rằng mỗi chúng ta độc đáo và đặc biệt ra sao, con người sẽ quan tâm và nhẫn nại với nhau hơn bất kể thuộc chủng tộc, tôn giáo hay nền văn hóa nào", nhiếp ảnh gia chia sẻ. Anh cũng quyết định sẽ tiếp tục săn lùng thêm nhiều hình ảnh để bộ sưu tập thêm phong phú. Đối với anh, chuyến đi này không hề có điểm dừng kể từ khi "nhổ rễ" khỏi Queensland 2 năm trước.

img
Phượt hàng năm trời, Khimushin giờ không thể ở yên một chỗ. Anh đi tới những nơi như Ladakhi, để gặp những người phụ nữ với chiếc mũ độc đáo thế này.

img
Nhiếp ảnh gia kể lại rằng anh đã gặp và nói chuyện với thành viên từ hàng trăm bộ tộc thiểu số, như cụ ông này, sống tại Pamirs, Tajikstan.

img
Một thiếu nữ Afar ở Afar, Ethiopia.

img
Cụ ông Tây Tạng sống gần hồ Pangong, trong trang phục hiếm gặp với mũ lông tránh rét.

img
Khimushin cùng những trẻ em trên đường chu du

img
Một thành viên bộ tộc vận da thú và những đồ trang sức thủ công

img
Người đàn ông từ tộc K'iche' Maya trùm đầu bằng khăn đầy màu sắc.

img
Phụ nữ tộc Hamer đeo chuỗi hạt nâu

img
Cổ áo thêu chỉ vô cùng tinh xảo

img
Còn đối với người đàn ông này thì chiếc mũ là dấu hiệu thể hiện nguồn gốc văn hóa.

img
Thiếu nữ tộc Daasanach

img

Cô gái Shughnan trong trang phục truyền thống sống trên núi Pamir, được coi là "nóc nhà thế giới", nơi vô cùng hiếm dân cư. Shugnan chỉ là một trong rất nhiều bộ lạc sống tại đó.

img
Cụ bà tộc Meitei, sống ở Jajoi, Đông Bắc Ấn Độ đang chuẩn bị thực hiện điệu nhảy múa tôn vinh thần địa phương, Lainingthou và Lairembi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem