|
Ở Bình Dương, lao động làm nghề mộc với máy móc hiện đại . |
Hiện nay đội ngũ thợ mộc có hai dạng: Thợ đã qua đào tạo ở các trường nghề, và thợ học kiểu truyền nghề. Thực tế, lao động được đào tạo bài bản có ưu thế hơn vì được học những kỹ năng cơ bản nên có thể làm bất kỳ khâu nào trong dây chuyền sản xuất, còn lao động học kiểu truyền nghề chỉ có thể làm ở những khâu nhất định.
Đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu ra rất nhiều nước. Để làm được điều đó các doanh nghiệp, nhà máy, các xưởng mộc lúc nào cũng có nhu cầu tuyển dụng lao động có chất lượng. Bình Dương là một ví dụ. Các lớp nghề mộc trên địa bàn ngay từ lúc lao động nhập học đã được các doanh nghiệp đến xin nhận về làm việc. Mức lương dao động từ 2- 6 triệu đồng/tháng tùy theo tay nghề.
Hiện nay có rất nhiều trường nghề, các trung tâm dạy nghề tổ chức dạy nghề mộc dân dụng và mộc mỹ nghệ. Có thể kể đến các trường có truyền thống như Trường CĐ nghề Hữu Lũng (Lạng Sơn), Trường CĐ nghề Phủ Lý (Hà Nam), Trường CĐ nghề Bình Định, Trường CĐ nghề Công nghệ và Nông lâm Nam bộ, Trường CĐ nghề Cơ điện xây dựng Tam Điệp (Bắc Ninh)… Thời gian đào tạo tùy thuộc vào cấp học của học viên: 3 tháng đối với sơ cấp nghề, 2 năm với trung cấp nghề và 3 năm với cao đẳng nghề.
Nguyễn Bá Đại
(Giảng viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.