Ở tốc độ cực đại (hơn 60km/h) những con ngựa Thuần Chủng như dính chùm vào nhau trên một đường đua không thể cho là rộng rãi. Khi đến khúc quanh, lại càng ngặt nghèo. Nhưng hầu như không bao giờ những chú ngựa cao to kềnh càng ấy va vào nhau.
Đấy là do bản năng sẵn có từ thuở xa xưa, từ trong tiềm thức,
khi loài ngựa hoang luôn phải cảnh giác cao độ và sẵn sàng tung nước đại một
cách đồng loạt để chạy trốn kẻ thù. Chỉ cần một tí sẩy chân (nói gì đến chuyện
ngã nhào) là rơi vào hàm sư tử.
Ngựa rất khó ngã nhưng khi ngã thì khả năng gãy chân rất cao.
Dọ vậy, ngựa có khả năng tự điều chỉnh để không va chạm với
những con khác trong bầy. Xem những đoạn phim về động vật với cảnh những đàn ngựa
cùng chạy trên thảo nguyên, bạn sẽ thấy rõ điều này.
Tất nhiên, cũng có trường
hợp ngựa bị ngã. Chẳng hạn như tình huống vướng chân khi nhảy qua rào trong môn
cưỡi ngựa nghệ thuật hoặc môn đua ngựa vượt chướng ngại vật.
Điều trớ trêu là,
ngựa rất khó ngã, nhưng khi ngã và gãy chân thì đấy sẽ là thảm họa. Chữa một
cái xương chân bị gãy thì không khó. Nhưng bạn làm sao để bắt một con ngựa chịu
nằm yên trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng để chờ một cái xương chân bị gãy lành
hẳn? Mà khi ngựa đứng lên, dĩ nhiên trọng lượng khoảng 500kg của nó sẽ dồn hẳn
vào cái chân bị gãy ấy. Bó tay.
Trong đa số trường hợp, người ta đành gọi bác sĩ thú y, nhân
viên giữ sổ ngựa, nói chung là mọi thành phần liên quan đến chứng giám “mũi tiêm ân
huệ” để con ngựa bị gãy chân chấm dứt đau đớn, rồi làm thủ tục khai tử cho nó.
Bóng Đá Plus (Theo Bóng Đá Plus)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.