Nhà
thơ Lê Huy Mậu kể chuyện Đời - chuyện Thơ
Biết
bao người thổn thức xuyến xao trong nốt nhạc, hồn thơ như đưa ta về với tuổi
thơ mà “quá nửa đời phiêu bạt” chốn quê người vì phận mưu sinh. Bài hát đi vào
lòng người như một điều tự nhiên từ trong tâm thức. Bởi ai mà chẳng có một dòng
sông tuổi thơ, một bến đò ngóng mẹ buổi chợ về?
“…Quá
nửa đời phiêu bạt
Con
lại về úp mặt vào sông quê
Ơi
con sông dạt dào như lòng mẹ
Chở
che con đi qua chớp bể mưa nguồn
Ơi
con sông quê, con sông quê
Sông
còn nhớ nơi ta ngồi ngóng mẹ
Vời
vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng
Ơi
con sông quê, con sông quê
Con
cá dưới sông, cây trồng trên bãi
Lúa
gặt rồi còn để lại rơm thơm…
Cùng
một bến sông con trâu đằm sông dưới
Bầy
trẻ thơ tắm mát phía thượng nguồn
Một
dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng
Một
dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng…”
Và,
một chiều mưa trong chuỗi ngày mưa dầm dề sụt sùi tháng 6 này ở Mátxcơva, những
người con xa xứ như trở về với quê hương trong nỗi nhớ xuyến xao khi được gặp
nhà thơ Lê Huy Mậu - tác giả phần lời của nhạc phẩm “Khúc hát sông quê”.
Chụp ảnh lưu niệm với những người yêu thơ.
Khó
nói cảm xúc của chúng tôi khi được gặp anh - một con người bình dị, chân chất,
mộc mạc như khoai lúa của miền quê Thanh Chương nhút mặn tương cà. Đến cả nụ
cười, giọng nói của anh cũng hiền lành và nhiều khi còn “nhút nhát” nữa…
Anh kể
chuyện đời mình, chuyện sáng tác phần lời của ca khúc để đời mà về sau, nhạc sĩ
Nguyễn Trọng Tạo đã chắp cánh nhạc trong một phút xuất thần.
Thơ và
nhạc luôn luôn là những giọt nắng ban mai cùng đan xen qua kẽ lá cho khung trời
ngập tràn sắc nắng. Thơ và nhạc luôn luôn là những giọt nước long lanh sánh đôi
nhau trên biển cả xô đẩy vào bờ trong khúc hát muôn đời của biển.
Một
chiều mưa thật đáng nhớ. Chúng tôi lặng ngồi nghe anh nói. Ở nơi này chỉ có
tuyết khi đông về, lá vàng khi thu sang và một nỗi buồn ngập tràn khi xa xứ… Có
anh sang thăm như làm chúng tôi tạm quên đi chuỗi ngày lận đận mưu sinh nơi xứ
người.
Được
nghe anh đọc trọn vẹn cả “Khúc hát sông quê” (ở nhạc phẩm chỉ là một phần nhỏ) trong
dòng chảy của làng quê, lũy tre làng, chiều khói lam nhẹ, những mái tranh
nghèo, lũ trẻ nô đùa trên sông, dưới hạ nguồn là đàn trâu tắm mát… Và trên tất
cả là kỷ niệm tuổi thơ với hình bóng người mẹ nghèo.
Ngày 25.6 anh tạm biệt Mátxcơva trở về quê nhà (sau mấy ngày ở thăm nước Nga theo lời mời
của Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga), nhưng “Khúc hát sông
quê” thì ở lại với bao người con đất Việt chúng tôi trong chiều mưa lãng đãng
và cả bao chiều mưa - nắng gợi nhớ, gợi thương nơi xứ người…
(Theo Dân trí)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.