Có một thời, ở quê đa phần là “nhà tranh vách đất”. Mái lợp bằng lá tranh: Tranh sen (cỏ tranh), tranh rạ (thân cây lúa). Thông thường, cứ khoảng 5 năm phải thay mái tranh một lần. Đi cùng với mái tranh là vách đất. Cốt của vách là những thân cây nhỏ, hoặc tre chẻ thành nan, buộc ngang, dọc lại với nhau bằng lạt tre và dùng đất nhào kỹ với rơm khô để bắt vào, tạo thành vách, che chở gió mưa… Có nơi tường bồi bằng phân trâu khô luôn có mùi ngai ngái.
Bây giờ mái nhà tranh đã gần như biến mất. Người dân Quảng Nam có sáng kiến dựng lại nếp nhà này để du khách thăm quan về cuộc sống người dân Việt một thời chưa xa. Người đến xem không chỉ là khách nước ngoài mà trong nước cũng rất đông, nhất là thanh niên.
Một ngôi nhà tranh ở Khu du lịch sinh thái huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Gian bếp của ngôi nhà tranh. Du khách nước ngoài đến thăm ngôi nhà tranh trong khu du lịch sinh thái. Du khách trong nước, phần lớn là thanh niên đến xem và chụp ảnh lưu niệm bên ngôi nhà tranh. Du khách trong nước, phần lớn là thanh niên đến xem và chụp ảnh lưu niệm bên ngôi nhà tranh. Một vị khách thử “diễn” lại cảnh xay lúa. Gian chứa: bồ, thúng, mủng, nong, nia… những vật dụng liên quan mật thiết đến “nền văn minh lúa nước” của người dân nông thôn Việt Nam. Kiếm tranh lợp nhà là việc “mới” phục vụ khu du lịch. Kiếm tranh lợp nhà là việc “mới” phục vụ khu du lịch.
Lê Quốc Kỳ (Quảng Nam) (Lê Quốc Kỳ (Quảng Nam))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.