Những dự án siêu lãng phí đất (Bài cuối): Chây ì thì lấy lại đất

Trần Đáng - Quốc Hải Thứ sáu, ngày 26/12/2014 10:33 AM (GMT+7)
Trước tình trạng các dự án chây ì, siêu lãng phí đất nông nghiệp, chính quyền địa phương đã quyết định thu hồi đất.
Bình luận 0

Chuyển nhượng và thu hồi

Gần đây, UBND tỉnh Tây Ninh đã đồng ý cho Công ty Tam Hiệp sang nhượng dự án, đối tác là Công ty cổ phần Mía đường Thành Công Tây Ninh. Hiện chủ đầu tư mới đã chuyển mục tiêu hoạt động từ trồng, chế biến rau sạch và các loại nông sản khác sang lập trại sản xuất mía giống. Hiện nay, chủ đầu tư mới tiếp tục trồng mía trên toàn bộ diện tích đất thuê.

img
Trồng cây ngắn ngày là cơ hội sản xuất duy nhất của nông dân trong Dự án Argopark. 

Kết luận của Thanh tra tỉnh Tây Ninh cho thấy Công ty Tam Hiệp đã sử dụng đất không hiệu quả. Từ khi công ty có sản phẩm tiêu thụ trên thị trường (năm 2008) đến thời điểm kiểm tra, năm nào công ty cũng làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó, Công ty Tam Hiệp sử dụng đất không đúng mục đích. Công ty đã tự ý cho thuê lại quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp.

 

Cuối năm 2012, UBND tỉnh cũng có văn bản chấp thuận chủ trương cho Công ty Biotech chuyển nhượng dự án cho Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam (Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk), và chuyển mục tiêu hoạt động từ tạo giống, trồng các loại hoa và thảo dược sang chăn nuôi bò sữa và xây dựng nhà máy chế biến sữa. Cuối năm 2013, Công ty Biotech đã bàn giao đất cho Công ty Bò sữa Việt Nam.

Một dự án nông nghiệp FDI cũng vừa được tỉnh Tây Ninh cho thu hồi là của Công ty Tay Ninh Agriculture Development Corporation (Công ty Phát triển nông nghiệp Tây Ninh, 100% vốn nước ngoài). Theo đó, tháng 3.1995, Công ty Phát triển nông nghiệp Tây Ninh được cấp phép đầu tư trong lĩnh vực trồng và chế biến các loại rau, quả xuất khẩu. Tuy nhiên, sau gần 20 năm thực hiện dự án, gần 50ha đất được giao nhưng vẫn chưa thấy “xuất hiện” nhà máy “chế biến rau quả và các sản phẩm khác từ nhãn để xuất khẩu”. Gần đây, UBND tỉnh đã ban hành quyết định thu hồi 49,5ha đất thuộc quyền sử dụng của Công ty Phát triển nông nghiệp Tây Ninh.

Agropark chờ làn gió mới

Trong khi đó, mới đây Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Minh Phúc đã có buổi làm việc với Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tiến độ triển khai Dự án Agropark. Tại buổi làm việc này ông Phúc yêu cầu Dofico rà soát lại và tập trung triển khai phần dự án đã hoàn thành việc thu hồi đất. Phần diện tích đất còn lại nếu tiếp tục đầu tư hoặc điều chỉnh lại, cần đưa ra phương án bồi thường cho người dân chịu thiệt hại, vì dự án đã kéo dài nhiều năm. Tổng công ty cần tìm ra giải pháp để đưa ra giá thành thuê đất trong dự án hợp lý hơn. Ông Nguyễn Đức Màu – Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Tâm (Xuân Lộc) – nơi đang thực hiện Dự án Apropark, bộc bạch: “Dofico cần phải rõ ràng với người dân bị thu hồi đất, hoặc tiếp tục đầu tư hoặc dừng lại để người dân đầu tư lại vườn tược. Những năm qua người dân đã bị thiệt hại rất nhiều rồi”.

Có thể thấy, tỉnh Đồng Nai đang khá quyết tâm nhằm thực hiện dự án này qua việc ông Phúc yêu cầu các sở, ngành liên quan hỗ trợ Dofico giải quyết những vướng mắc, khó khăn về mặt hồ sơ, thủ tục, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Một “làn gió mới” nào nếu như tỉnh Đồng Nai không đáp ứng được kiến nghị của Dofico, là nhận phần hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất. Hay dự án Argopark cứ giậm chân tại chỗ và cả ngàn ha đất nông nghiệp cứ để lãng phí theo thời gian?

Theo ông Huỳnh Văn Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, việc thu hồi hoặc chuyển nhượng các dự án FDI thua lỗ là để sớm đưa được quỹ đất vào khai thác, sử dụng có hiệu quả, tạo việc làm cho người lao động khi có nhà đầu tư mới. 

Đại diện Ngân hàng Quốc tế (VIB) - nguyên đơn dân sự trong vụ án: Người liên đới phải chịu trách nhiệm bồi thường

VIB đề nghị HĐXX buộc 11 người giúp sức bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt của ngân hàng 165 tỷ đồng phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường số tiền đó cho VIB. Bên cạnh đó, VIB cũng yêu cầu không sung công 1.000 tỷ đồng số tiền thu từ Huyền Như và các bị cáo trong vụ án này. Số tiền này trước khi bị Huyền Như chiếm đoạt có nguồn gốc rõ ràng. Đề nghị Hội đồng xét xử dùng số tiền này để trả lại cho những người bị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Ông Nguyễn Thái Hoàng - đại diện ủy quyền cho 4 nhân viên của NavibankKhách hàng phải giữ tiền của mình trong ngân hàng?

Nhận định “trong quá trình gửi tiền, các nhân viên Navibank để mặc không theo dõi số dư để Huyền Như chiếm đoạt” là nhầm lẫn. Trong bản án sơ thẩm, Ngân hàng Vietinbank đã căn cứ theo Quy định 1284 để đánh đồng trách nhiệm của khách hàng trong việc tự giữ tiền. Huyền Như đã dùng chứng từ giả để chuyển tiền, rút tiền nên chỉ Vietinbank mới phát hiện ra. Trong quá trình gửi tiền, chúng tôi chưa nhận được thông báo nào về việc khách hàng tự quản lý số tiền mình. Người gửi tiền tại Vietinbank phải tự mình đến ngân hàng để theo dõi số dư của mình hay sao? 

Luật sư Nguyễn Duy Dự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Hưng Yên: Không đánh giá đúng tài liệu, chứng cứ

Hội đồng xét xử (HĐXX) cấp sơ thẩm không đánh giá đúng tài liệu, chứng cứ trong vụ án và đưa ra bản án có một số sai sót. Công ty Hưng Yên đề nghị HĐXX xem xét trách nhiệm dân sự của Vietinbank với Công ty Hưng Yên. Bản án sơ thẩm loại trách nhiệm dân sự của Vietinbank với Công ty Hưng Yên là đánh giá không đúng tài liệu, chứng cứ vụ án và vi phạm về tố tụng. Thứ hai là HĐXX cần xác định lại tư cách tố tụng của Vietinbank trong vụ án này. 

Hữu Ký (ghi)

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem