Thật vậy, tiếng lành đồn xa, tinh thần đam mê nhạc nên chúng tôi tìm đến một ngôi nhà của Thiên Sanh Thềm một nghệ nhân rất nổi tiếng của đồng bào Chăm.
Mặc dù năm nay đã ở cái tuổi 66 nhưng bàn tay sáng tác, biểu diễn các nhạc cụ vẫn nhuần nhuyễn thuần thục từng động tác không thể nhằm lẫn vào đâu được, ông thừa hưởng những giá trị to lớn từ người cha của mình. Ông Thềm cho biết; trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay chỉ còn ba người duy nhất làm và sử dụng một trong ba nhạc cụ này.
|
Kèn saranai |
Riêng ông đã thành thạo 3 loại nhạc cụ, tiếng nhạc cụ Paranưng của ông được cất lên không sao tả xiếc, từng nốt thăng trầm được vang ra, những con người giàu lòng nhiệt huyết vẫn gìn giữ những những giá trị văn hóa của dân tộc đang tiếp tục phát huy. Hiện ông còn lưu giữ ba bộ loại nhạc cụ được ông siêu tầm đặt trong nhà hàng chục năm nay chuyên để phục vụ cho các lễ hội gồm; bộ trống ghi năng, paranưng và tiếng kèn Saranai.
Chất liệu làm ra các nhạc cụ chủ yếu từ cây lim xanh, cóc da đá, được nghệ nhân tìm từ các đồi núi và xử lý theo từng bước. Mỗi khi có dịp rãnh rổi là ông tìm trên các ngọn đồi cao để nghiên cứu các chất liệu gỗ tốt nhất phục vụ cho âm nhạc.
Hàng năm ông đều tạo ra khoảng 5 bộ mỗi loại, thời điểm thu hút ông tạo ra 8 bộ để cung ứng cho khách hàng, bộ ghi năng khi làm ra phải mất ít nhất 30 ngày công. Giá bán ra ngoài thị trường trống Ghi năng 7 triệu đồng, Paranưng 2 triệu và kèn Saranai 1,5 triệu đồng. Hợp đồng với khách hàng ông thường xuyên ký liên tục, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang các tỉnh Hà Nội, Bình Thuận, Thanh Hóa, Huế…
|
Trống paran nưng |
Theo ông Thiên Sanh Thềm niềm vui của ông là truyền đạt lại được cho khoảng 18 thanh niên trong làng ( chủ yếu độ tuổi từ 15 – 18) nên văn hóa của người chăm không sợ mai một, công việc của ông rất giản dị thầm lặng không nhận đồng lương hoặc bất kỳ một chế độ phụ cấp nào, khi ai có nhu cầu yêu thích nhạc cụ là ông truyền bảo, riêng gia đình ông đã có ba người nối nghiệp, học nhạc cụ không khó lắm chỉ cần tính kiên trì chịu khó học tập sẽ thành công.
Dưới bóng tán cây mát ông đã cho ra đời hàng trăm chiếc kèn, trống, thu nhập từng những việc bán các nhạc cụ do chính tay ông làm ra đã đem lại cho gia đình có cuộc sống ổn định. Mỗi bộ nhạc cụ có một chức năng riêng. Ông kể Những ngày trước đây; làng này còn thưa thớt lắm ít ai chịu theo học, kinh tế rất khó khăn ban ngày lao động tối về ngủ sớm chứ không có thời gian để xem biểu diễn, đến bây giờ ông cũng không nhớ hết mình đã đi được bao nhiêu ngọn núi để tìm nguyên liệu.
Xa xa tôi rời những cánh đồng lúa đang trong mùa trĩu hạt, làng văn hóa tiếng trống, kèn vẫn còn vẫy gọi như là một lời ru của mẹ. Những người cao tuổi ở đây luôn vui mừng trong các ngày hội vì tiếng kèn, tiếng trống vẫn còn vang mãi làm tô đẹp làng quê nông thôn yên ã, thanh bình.
Công Tâm
Vui lòng nhập nội dung bình luận.