• Bên hiên những ngôi nhà người Việt xưa nay thường có một cây khế. Trong kho tàng truyện dân gian cũng có câu chuyện "Ăn quả khế, trả cục vàng". Với tôi, cây khế thân thương gần gũi gắn bao kỷ niệm tuổi thơ.
  • Cháo gà ác ăn kèm với dĩa thịt gà mới xé với vài cọng rau răm, muối tiêu chanh. Húp chén cháo nóng rồi chấm miếng thịt gà ác với muối chanh mà nhâm nhi thì ngon ngọt biết bao.
  • Cậu tôi là một cán bộ tập kết đã về hưu. Tình cờ trong một chuyến đi du lịch nơi Côn Đảo, cậu cho tôi xem tập nhật ký có từng trang viết ghi dấu về những “chặng đường lịch sử” trong đời. Và trong đó, cậu kể rất tỉ mỉ về một loại rau “kỳ diệu” đã nuôi sống bộ đội ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ gian khổ, đó là: Rau tàu bay.
  • Mùa khô, tháng nắng người dân quê thường hay đi đào hang bắt chuột. Chuột mà người dân quê thường bắt ăn thịt là chuột cơm. Còn những loại chuột nhắt, chuột chù,… sống trong nhà để phá hoại đồ đạc, người ta chỉ đập bỏ chứ không ăn, bởi thịt chúng rất hôi.
  • 40 năm qua, bà Nguyễn Thị Sen (84 tuổi, ngụ phường Sơn Phong, TP.Hội An, Quảng Nam) vẫn nhọc nhằn mưu sinh với nghề bán nước chè. Lá chè được hái từ đảo Cù Lao Chàm xa xôi, nước lấy từ giếng Bá Lễ hàng nghìn năm tuổi, chén uống sứt mẻ, cũ kỹ... Gánh nước chè của bà Sen mang hương vị thôn quê, mộc mạc.
  • Ngày ấy, quê tôi còn nghèo lắm, quanh năm tần tảo chỉ tìm kiếm cái ăn; lũ trẻ chúng tôi phải nếm trải những nỗi cơ cực nơi chốn quê nghèo. Má tôi ít khi đi chợ, chủ yếu là mò cua, bắt cá, hái rau để cải thiện bữa ăn cho anh em chúng tôi. Trong các món ăn quê mà má tôi chế biến, tôi đặc biệt thích món canh rau tập tàng.
  • Khi còn nhỏ tôi đã từng theo cha mẹ lên nương cao gieo hạt trong sương mù. Được các anh, các chị dắt tay đi men theo đường đồi men sườn vực đến lớp học trong màn sương đục. Và giờ đây, khi gặp lại sương mờ thấm lạnh bỗng chợt nôn nao một nỗi nhớ về cuộc sống ấm tình người dân miền Tây Bắc trong màn sương lạnh.
  • Như một sự hữu duyên thiên lý, ngay từ những ngày đầu dân tứ phương về mảnh đất tận cùng trời Nam khẩn hoang lập nghiệp, họ đã gặp thứ dây leo mọc hoang với sự tái sinh khủng khiếp: dây choại, dân gian đọc trại thành chạy! Cũng không biết chừng chạy để chỉ sự lan tỏa nhanh chóng của thứ cây này (?).
  • Sau khi xong công việc đồng ruộng, người bình dân vùng đất miền Tây thường hay xách chĩa đi đâm lươn để kiếm bữa ăn chiều. Người ta cũng có thể bắt lươn bằng cách thả câu kiều, đặt lọp, đặt ống trúm, …
  • Cây sả còn gọi là cỏ sả, lá sả, hương mao, có hương vị gần như chanh. Sả là loại cây trồng quen thuộc trong vườn nhà của người dân miền Tây Nam bộ. Theo nhiều tài liệu sinh vật học thì sả có nhiều loài khác nhau, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới.