Nuôi ba ba dày đặc dưới ao, một ông nông dân Hậu Giang hễ vớt lên đến đâu bán hết đến đó
Nuôi một loài vật bò dày đặc dưới ao, một ông nông dân Hậu Giang hễ vớt lên đến đâu bán hết đến đó
Nguyễn Thành Lễ
Thứ ba, ngày 02/07/2024 05:46 AM (GMT+7)
Ba ba là loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao. Trong những năm gần đây, con ba ba ở tỉnh Hậu Giang trở thành món ăn đặc sản ở các nhà hàng, quán ăn, sản lượng tiêu thụ rất lớn nhưng nguồn cung chưa đáp ứng kịp...
Để đáp ứng lượng con ba ba giống cho thị trường, ông Nguyễn Văn Cầm ở xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đã nghĩ ra ý tưởng nuôi ba ba giống trong bể đất.
Mô hình nuôi ba ba giống của ông Nguyễn Văn Cầm rất thành công, mang lại thu nhập khá cho gia đình.
Mô hình nuôi ba ba giống của ông Nguyễn Văn Cầm, ấp 9, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) có diện diện tích 300m2 mặt nước nuôi trong bể đất để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý.
Ông Nguyễn Văn Cầm cho biết: Trước đây, gia đình có mua khoảng 1.000 con ba ba giống về nuôi thương phẩm.
Sau gần 2 năm chăm sóc, ông bán ba ba thịt thương phẩm được gần 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng gần 30 triệu đồng.
Từ năm 2022 ông được bạn bè giới thiệu nuôi ương dưỡng ba ba giống để giao cho các trại giống lớn sẽ cho thu nhập cao hơn nuôi ba ba để bán dạng thịt thương phẩm.
Nhận thấy cơ hội đã đến, ông sửa sang ao nuôi và mua 6.000 con ba ba giống mẫu 3cm với giá 3.000 đồng/con về nuôi.
Ông Nguyễn Văn Cầm kiểm tra ba ba giống sau 30 ngày thả nuôi. Mô hình nuôi ba ba-con đặc sản của ông Cầm ở xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang).
Sau khoảng 3 tháng khi con ba ba giống lên mẫu 10cm ông xuất bán loại ba ba cỡ này cho các trại giống với giá 10.000 đồng/con.
Ông Cầm thu nhập sau 3 tháng nuôi ba ba giống được hơn 50 triệu đồng, trừ các khoảng chi phí anh còn lời được gần 30 triệu đồng.
Thời gian ương nuôi khoảng tháng 4 đến tháng 12, một năm anh nuôi được 2- 3 vụ ba ba giống, mỗi vụ anh ương nuôi trung bình khoảng 6.000 con ba ba giống.
Cũng theo ông Cầm, con ba ba là con đặc sản rất dễ nuôi, ít hao hụt, tỷ lệ sống rất cao, thức ăn cho Baba là các loài cá tạp được anh đặt dớn hàng ngày và thức ăn công nghiệp.
Ông Cầm cho biết thêm: Mô hình nuôi ba ba là mô hình khá nhàn rỗi, không cần vốn nhiều nhưng vẫn đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Mô hình nuôi ba ba giống là một mô hình mới ở địa phương giúp cho người nông dân tận dụng triệt để diện tích sản xuất, giúp hộ tăng thêm thu nhập trên cùng diện tích của mình.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.