Trầu không có lẽ không quá xa lạ gì với nhiều người, với một số quốc gia ở Nam Á hay Đông Nam Á, tục lệ ăn trầu không với cau là một nghi thức xã giao từ bao đời nay.
Khác với Việt Nam, ăn trầu với vôi và cau, ở Ấn Độ người ta lại cho thêm bạch đậu khấu, đinh hương và một số thảo mộc khác. Người phát minh ra món ăn độc đáo này là Chunni Lal, một người chuyên bán trầu suốt 30 năm và mất 8 năm mới nghĩ ra công thức.
“Trầu lửa” hay còn gọi là “paan” đã trở thành một món ăn thu hút du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới kéo đến, vô tình khiến cho ông chủ 48 tuổi này trở thành một nhân vật nổi tiếng khắp cả nước.
Mặc dù ngọn lửa trông có vẻ nguy hiểm nhưng mà khi cho vào miệng, nó đem lại một cảm giác rất lạ, rất mới mẻ. Có rất nhiều loại “paan” khác nhau bao gồm bạc hà, socola và nhiều loại hương vị. Hầu hết mọi người đều bày tỏ sự kinh ngạc khi nhìn thấy cách ăn của món “paan”, sau đó họ tò mò và can đảm nếm thử.
“Trầu lửa” chỉ xuất hiện ở một số thành phố lớn của Ấn Độ, đặc biệt trong các hẻm nhỏ. Các loại trái cây khô, hạt thì là, thảo quả và một số loại nước sốt tạo ra hương vị rất đặc biệt. Tất cả đều được gói trong một lá trầu tươi, sau đó châm lửa cháy lừng lên và tắt ngay khi cho vào miệng.
Vì món ăn độc lạ, lại có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe nên được rất nhiều người yêu thích. Có lẽ vì thế mà ngày càng có nhiều quán “trầu lửa” mọc lên, để cạnh tranh với nhau, hàng loạt các hương vị mới ra đời, đáp ứng tất cả mọi yêu cầu của khách hàng.
Trầu không có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, đó là lý do nhiều người tìm đến món ăn này khi bị loét miệng, cảm, ho, nhức đầu hay mệt mỏi.
Gia đình ông Pradhuman Shukla, một người có thâm niên bán “trầu lửa” gần chục năm nay chia sẻ: “Cửa hàng chúng tôi có vài vị khách quen, hầu như ngày nào họ cũng đều đến đây mua. Một ngày họ, anh than thở rằng mình bị loét miệng mãi không khỏi, thế là chúng tôi gợi ý sao không ăn thử món trầu lửa này, chắc chắn sẽ làm dịu đi vết thương trong miệng. Vài ngày hôm sau, anh ta hồ hởi tới khoe rằng vết loét của mình đã đỡ hẳn, không còn đau nữa. Chúng tôi biết đó là do công dụng sát khuẩn tuyệt vời của trầu đã giúp vết loét lành đi rất nhanh.”
Đa số mọi người khi thấy món “trầu lửa” lần đầu tiên cũng đều cảm thấy e dè, liệu rằng nó có gây bỏng miệng hay không. Tuy nhiên, món ăn này không hề gây thương tích cho bất kỳ ai. Lửa sẽ tắt ngấm trong miệng, đem lại sự the mát, cay cay của trầu, khiến người ăn cảm thấy khoan khoái, dễ chịu lên rất nhiều.
Nhắc đến kem hẳn bạn sẽ nghĩ tới hương vị ngọt ngào với chocolate hoặc trái cây. Thế nhưng tại Alasska, người ta lại...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.