Nơi phát hiện ra cấu trúc gỗ cổ có niên đại từ thế kỷ 6 TCN
Các nhà khoa học cho rằng, cấu trúc gỗ cổ mới được phát hiện này từ xa xưa thuộc về một ngôi đền được dựng lên, nơi được tin là mẹ của Đức Phật, Hoàng hậu Maya Devi đã sinh ra ngài.
“Rất ít thông tin được biết về cuộc đời của Đức Phật, ngoại trừ thông qua số ít các văn bản và qua truyền miệng. Đây là lần đầu tiên chúng ta có một chuỗi bằng chứng khảo cổ học tại vườn Lâm Tỳ Ni cho thấy một tòa nhà sớm nhất đã được dựng vào thế kỷ 6 TCN”, đồng tác giả Robin Coningham, một nhà khảo cổ học tại Đại học Durham (Anh) cho biết.
Theo các tư liệu lịch sử, Đức Phật vốn là hoàng tử Siddhartha Gautama nhưng ngài luôn cảm thấy đau khổ về thế gian xung quanh. Sau nhiều năm tu khổ hạnh, cuối cùng ngài đã giác ngộ khi thiền định dưới gốc cây Bồ Đề.
Nhưng cho đến nay, rất ít tư liệu lịch sử về cuộc cống của Đức Phật được tìm thấy. Trước đó, một cột đá sa thạch có niên đại thế kỷ 3 trước Công nguyên tại chùa Maya Devi được tìm thấy và tin rằng là nơi mẹ Đức Phật, Hoàng hậu Maya Devi, đã sinh ra Đức Phật trong khi nắm một cây trong vườn Lâm Tỳ Ni. Nhiều người tin rằng Đức Phật được xuất hiện vào thế kỷ thứ 3 TCN.
Tuy nhiên, các sử gia cho rằng, Đức Phật xuất hiện sớm hơn. Điều đó đã thôi thúc các nhà khảo cổ học tiếp tục khai quật tại ngôi chùa cổ trên. Kết quả họ tìm thấy những tàn tích của một cấu trúc xây dựng bằng gỗ cổ xưa bị chôn vùi phía dưới một loạt các ngôi đền bằng gạch.
Phân tích sâu hơn nhóm nghiên cứu còn thấy có rễ cây tại giữa ngôi đền. Sử dụng phương pháp đo phóng xạ trong các khoáng chất và các chất đồng vị carbon từ than và cát của cấu trúc gỗ, nhóm nghiên cứu kết luận niên đại của nó có từ thế kỷ 6 TCN. Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng Đức Phật ra đời từ thế kỷ 6 TCN chứ không phải là thế kỷ thứ 3 TCN như từ trước đến nay tất cả vẫn tưởng.
Phát hiện mới trên đã đem lại bằng chứng hé lộ thời gian chính xác Đức Phật sinh ra. Đồng thời nó cũng tiết lộ sự phát triển của Phật giáo từ một giáo phái mang tính địa phương trở thành tôn giáo thế giới.
Văn Biên (theo Livescience) ( Văn Biên (theo Livescience))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.