Bao đời nay, nông dân ĐBSCL gắn bó với cây lúa. Hạt lúa đem về cho Việt Nam hàng tỷ USD, nhưng người làm ra hạt lúa vẫn chưa thể giàu.
|
Thu hoạch lúa ở huyện Phú Tân, An Giang . |
Cái khó ôm cây lúa
Cuộc “Cách mạng xanh” với hàng loạt ưu ái, mọi nguồn lực được tập trung cho cây lúa, đã giúp Việt Nam từ một nước thiếu hụt lương thực trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Từ việc canh tác lúa nổi một vụ duy nhất trong năm với năng suất 2-3 tấn/ha, nay nhiều mảnh ruộng ở ĐBSCL đã gieo sạ các giống lúa cao sản, thâm canh tăng vụ, đạt tổng sản lượng có thể đến 20 tấn/ha/năm. Tính ra, cả vùng ĐBSCL hàng năm làm ra 38-40 triệu tấn lúa. Nhưng nông dân vẫn không giàu.
Theo số liệu của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, tính theo chuẩn mới, hiện tỷ lệ hộ nghèo ở vùng ĐBSCL còn khoảng 20%, trong đó, tỷ lệ ở khu vực nông thôn - tức người trồng lúa, chiếm đến gần 80%.
Từ năm 1994 đến nay, cứ 4 năm một lần, tiến sĩ Dương Văn Ni - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An (Trường ĐH Cần Thơ), lại phụ trách nhóm điều tra tại 450 hộ cố định ở Hoà An (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang), phường An Bình (quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ)...
Kết quả cho thấy, nếu hộ nào có diện tích canh tác dưới 1,5ha thì canh tác lúa không tích luỹ được lợi nhuận. Và theo Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ - cán bộ Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (Trường ĐH Cần Thơ): “Hiện nay, bình quân mỗi nông dân ở độ tuổi lao động tại ĐBSCL chỉ sở hữu từ 0,18-0,2ha đất. Như vậy rất khó tính chuyện làm giàu!”.
Vì sao?
Nếu tính toán cụ thể, với giá lúa khoảng 5.600 đồng/kg, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha. Như vậy một nông dân có thể thu lợi gần 60 triệu đồng/ha/năm. Nhưng do bình quân mỗi nông dân ĐBSCL chỉ sở hữu khoảng 0,2ha đất, nên lợi nhuận chỉ là 12 triệu đồng/năm, thua cả lương một công nhân, thì làm sao thoát nghèo?
Đó là tính khi giá lúa cao như hiện nay và chưa tính hàng loạt chi phí như xăng dầu, phân bón… đang tăng mạnh, ảnh hưởng lợi nhuận của các vụ tới. Theo ông Vệ, nông nghiệp là ngành có tỷ suất rủi ro cao vì quá phụ thuộc vào thiên nhiên, thời tiết… và nông dân chính là người dễ gánh rủi ro ấy.
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL phân tích thêm, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt là hội nhập thị trường thế giới, cần có sản phẩm hàng hóa với số lượng lớn, chất lượng cao, đồng đều, có thương hiệu, giá thành hạ... thì sản xuất nông hộ nhỏ là một trở ngại lớn. Sản xuất manh mún làm cho mối liên kết 4 nhà khó thực hiện.
Chưa nói đến các yếu tố khác, chỉ nói qua hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân. Giả như trung bình mỗi nông hộ có được 1ha, sản xuất 2 vụ lúa được 10 tấn/năm (đông xuân 6 tấn + hè thu 4 tấn), như vậy, nếu doanh nghiệp muốn mua 10.000 tấn lúa phải ký với hơn 1.000 nông hộ thì người đâu để triển khai thực hiện ký kết, thu mua và thanh lý hợp đồng?
Chưa kể 1.000 hộ này trồng bao nhiêu giống khác nhau, chất lượng cũng không giống nhau! Còn nếu không ký hợp đồng thì nông dân sản xuất ra không biết bán cho ai, giá cả ra sao... dẫn đến trúng mùa mất giá!
Và với áp lực thâm canh, tăng vụ, đê bao khép kín kiểm soát lũ triệt để khiến đất đai bị vắt kiệt sức. Để bù đắp dinh dưỡng và ngăn những chất gây chua từ lớp phèn tiềm tàng, nông dân phải bấm bụng đầu tư phân bón.
Theo ông Phạm Đình Đôn - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ: “Riêng vùng ĐBSCL, mỗi năm có khoảng 2 triệu tấn phân bón các loại, trên 4.300 tấn thuốc trừ sâu dồn xuống đồng ruộng”.
Đẩy mạnh diện tích lúa cũng đồng nghĩa với chuyện ra đời hàng loạt công trình tiêu úng, xổ phèn. Theo tiến sĩ Ni, những năm gần đây, cứ đi dọc các con kênh rạch ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) vào đầu mùa mưa, thế nào cũng bắt gặp hình ảnh hàng loạt cá, cua… chết trắng do ảnh hưởng ô nhiễm phèn và lượng phân, thuốc sâu dư thừa đổ ra từ đồng ruộng.
Điều đó không chỉ làm ảnh hưởng môi trường mà có còn làm tăng giá thành sản xuất và chi phí sinh hoạt, nên nông dân càng khốn khó.
Ngày 12.3, ông Phạm Minh Tuấn - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan cho biết: Những cô gái Việt Nam đẻ thuê tại Thái Lan chưa thể hồi hương. Hiện, tòa án Thái Lan đang tổ chức thẩm vấn từng cô với tư cách là nhân chứng đường dây bắt phụ nữ Việt Nam mang thai vì mục đích thương mại.
Bài 2: Làn sóng di cư
Hồ Hùng
Vui lòng nhập nội dung bình luận.