Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở Bảy Núi khoảng 2000 ha, một năm trồng được hai vụ lúa trong năm, tức là vụ lúa (hè thu và thu đông). Ngoài ra trồng còn nhiều hoa màu cùng cây ăn trái.
Do địa thế đất cao không thể đưa nước từ đồng bằng lên núi, nên người trồng lúa nơi đây cũng phải phụ thuộc vào thiên nhiên, chủ yếu là từ nguồn nước mưa trong năm để canh tác. Tuy lúa chỉ cho năng suất thấp, nhưng đặc biệt nơi đây lại sản xuất được loại lúa đặc sản gạo Nàng Nhen nổi tiếng cả nước. Khi vào vụ, bà con Khmer vùng Bảy núi lại tất bật, sớm tối chăm sóc ruộng lúa của mình như rải phân, dậm lú, xịt thuốc… Người thì đang thu hoạch ngoài đồng, người khác thì phơi, người đang bán lúa cho thương lái.
Những hình ảnh ấy đã tạo nên bức tranh quê sinh động, êm đềm, cần mẫn của đất và người nơi vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc.
Toàn cảnh cánh đồng lúa chín vàng rực tạo một thảm vàng ở vùng Bảy Núi.
Còn đây là cánh đồng nằm phía Đông Nam của Bảy Núi đang đâm bông.
Những mảnh ruộng trồng lúa nằm sen lẫn với cây thốt nốt, và đằng xa là những triền núi.
Do tập quán ở vùng đất có phần lớn là bà con người Khmer nên việc cấy dậm lúa chủ yếu bằng cách làm thủ công.
Lúa giống Nàng Nhen đang phát triển xanh tốt.
Chăm sóc ruộng lúa.
Diện tích canh tác lúa ở Bảy Núi đa phần nhỏ, núi đồi nên việc đưa cơ giới vào thu hoạch khó khăn, việc thu hoạch bằng thủ công là chính.
Gánh lúa từ đồng về nhà.
Niềm vui ngày mùa của người nông dân vùng biên.
Tuy nhiên cũng có một số vùng đất sản xuất lúa thuận lợi, không gặp trở ngại bởi địa hình đồi núi nên việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng trong mùa vụ thuận lợi hơn.
Niềm vui nhất của người dân trồng lúa là trúng mùa, được giá cao.
Giống lúa Nàng Nhen được người dân Bảy Núi trồng. Đây là giống lúa truyền thống của bà con người Khmer nơi đây.
Người dân nơi đây tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp là rơm, không đốt đi mà dùng để nuôi trâu, bò giúp tăng thu nhập gia đình.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.