Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Dòng người Trung Quốc đổ về quê hương đoàn tụ gia đình dịp Tết Nguyên đán 2023. (Video: Aw Cheng Wei)
Trung Quốc với dấu ấn Tết Nguyên đán đầu tiên thời "hậu Covid-19"
Năm 2023 đánh dấu sự trở lại lần đầu tiên của nhiều hoạt động lễ hội và du lịch thời "hậu Covid-19" trên toàn thế giới. Đặc biệt Tết Nguyên đán được dự đoán sẽ tạo sự bùng nổ du lịch mới tại châu Á nói riêng và nhiều điểm đến du lịch khác trên thế giới nói chung.
Nhất là với thông tin về sự mở cửa trở lại với du lịch của Trung Quốc - quốc gia từng chiếm gần 1/3 tổng số chi tiêu của du khách quốc tế nói chung, với mức chi tiêu trung bình gần 9 tỉ USD khi du lịch nước ngoài.
Người dân thưởng ngoạn màn bắn pháo hoa rực rỡ dịp Tết Nguyên đán thời trước Covid-19 tại New York, Mỹ. (Ảnh: Getty)
Tại Trung Quốc, mặc dù số lượng đặt hàng các chuyến du lịch quốc tế tăng đột biến sau khi Trung Quốc thông báo mở cửa trở lại từ ngày 8/1, nhưng nhiều người dân Trung Quốc đã ưu tiên dành kỳ nghỉ dài dịp Tết Nguyên đán 2023 để trở về quê hương đoàn tụ gia đình sau 3 năm xa cách vì Covid-19. Ước tính có khoảng hơn 2 tỷ chuyến đi trên đường được người dân Trung Quốc thực hiện dịp Tết Nguyên đán 2023.
Tết đoàn viên được người Trung Quốc tập trung chính vào đêm Giao thừa, với nhiều món ăn truyền thống và mọi người đều mặc quần áo mới màu đỏ hoặc vàng (màu may mắn). Người ta tặng nhau phong bao lì xì màu đỏ cùng những lời chúc sức khỏe, bình an…
Người dân Trung Quốc chờ tàu hôm 20/1 tại một nhà gia ở Nam Kinh dịp cao điểm du lịch Tết Nguyên đán 2023. (Ảnh: ChinaDaily/Reuters)
Rất đông du khách đổ tới một lễ hội đèn lồng ở Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc dịp Tết Nguyên đán 2023. (Ảnh: Getty)
Tại miền Bắc Trung Quốc, món bánh bao truyền thống thường được ăn với cá dịp Tết, vì cá tượng trưng cho sự sung túc trong năm mới. Trong số những điều kiêng kị nói chung, có tục lệ kiêng mua giày cũng như không cắt tóc, gội đầu để may mắn không bị trôi đi.
Hàn Quốc: Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất ở Hàn Quốc, tạo thêm sức cuốn hút du khách tới "Xứ sở Kim chi". Một nghi thức quan trọng dịp này là She Bae (lớp trẻ mặc Hanbok truyền thống, cung kính cúi chào những người lớn tuổi) và được nhận phong bao lì xì. Trong các trò chơi truyền thống mừng năm mới có Yut Nori, là trò chơi cờ bằng que gỗ và Yeonnalligi (thả diều) để cầu may.
Philippines: Đúng lúc Giao thừa nhiều người, nhất là trẻ em, thường nhảy lên bày tỏ niềm vui và cũng bởi tin rằng làm vậy sẽ giúp họ cao lớn hơn. Lễ mừng năm mới theo truyền thống lâu đời nhất được gọi là Media Noche, với một tục lệ độc đáo là mọi người Philippines thường chọn mặc đồ chấm bi, vì tin rằng hình tròn tượng trưng cho sự thịnh vượng, tiền bạc và may mắn.
Du khách hào hứng xem một màn biểu diễn nghệ thuật dịp Tết Nguyên đán tại Hàn Quốc. (Ảnh: Rove.me)
Mông Cổ: Lễ mừng năm mới truyền thống tại "Đất nước thảo nguyên" được gọi là Tsagaan Sar, thường diễn ra từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 2 (dương lịch), thu hút nhiều khách du lịch tới trải nghiệm.
Tsagaan Sar là dịp vui vẻ nhất của cộng đồng người chăn nuôi du mục, vì nó đánh dấu sự xuất hiện của mùa Xuân sau mùa Đông dài khắc nghiệt. Tsagaan Sar có nghĩa là "Trăng trắng", nêu bật ý nghĩa của sự thuần khiết và tinh thần trong trằng cho năm mới. Nhiều người Mông Cổ mặc trang phục toàn màu trắng, cưỡi ngựa trắng và chỉ ăn các sản phảm từ sữa để nhấn mạnh ý nghĩa này.
9: Cưỡi ngựa khám phá Mông Cổ là một trải nghiệm hấp dẫn với du khách dịp Tsagaan Sar (Tết Nguyên đán). (Ảnh: discovermongolia.mn)
Sáng đầu tiên của năm mới, mọi người thức dậy sớm và mặc quần áo mới. Đàn ông leo lên ngọn đồi gần nhất ngắm khoảnh khắc đầu tiên của bình minh, trong khi phụ nữ chuẩn bị trà sữa để dâng cúng Thần Đất.
Sau đó các gia chủ đón tiếp khách khứa, với phong tục tặng quà cho khách để cảm ơn họ đến thăm dù số lượng có thể lên tới 100 người. Điều này đang trở thành gánh nặng cho không ít gia đình, khi nhiều người cố gắng tặng khách những món quà xa hoa để chứng tỏ họ làm ăn phát đạt như thế nào…
Một số hình ảnh khác đăng trên CNN ngày 22/1 (mùng 1 Tết Nguyên đán 2023) cũng cho thấy những phong tục, tập quán đa dạng và cả khác lạ các điểm đến châu Á khác, bao gồm cả Việt Nam:
Vui lòng nhập nội dung bình luận.