Béo bụng do khoang bụng tích nhiều mỡ. Béo bụng không chỉ khiến chúng ta mất tự tin, bên cạnh đó tỷ lệ mỡ nội tạng cao còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp...
Theo EtToday, Indiatimes, dưới đây là 8 quy tắc "vàng" cải thiện béo bụng hiệu quả, sống khỏe mỗi ngày
Tập thể dục
Tích cực vận động, hoạt động thể chất không chỉ làm tiêu hao mỡ dưới da mà còn giúp giảm tỷ lệ mỡ nội tạng. Thói quen này cũng làm chậm quá trình hình thành mỡ nội tạng, nhờ đó bảo vệ sức khỏe và cải thiện vòng hai gọn gàng, săn chắc hơn.
Aerobic, chạy bộ, khiêu vũ, boxing... đều là những bài tập giúp giảm mỡ nội tạng hiệu quả. Hãy lựa chọn bất cứ bộ môn hay hình thức tập luyện nào bạn thấy hứng thú và duy trì đều đặn để cải thiện vóc dáng, tăng cường sức khỏe.
Ngủ đủ giấc
Thức khuya, thiếu ngủ, ngủ không ngon trong thời gian dài ảnh hưởng nhiều đến hormone. Thiếu ngủ làm tăng lượng ghrelin - hormone tạo tín hiệu đói, khiến cơ thể có xu hướng muốn ăn vặt nhiều hơn, từ đó nạp vào cơ thể lượng calo lớn, khó giảm cân.
Quá trình sản sinh hormone leptin cũng bị ảnh hưởng khi cơ thể không được ngủ đủ giấc. Leptin tạo tín hiệu báo no cho cơ thể nên khi có quá ít hormone này, bạn cũng thấy thèm ăn, muốn ăn nhiều hơn.
Một giấc ngủ ngon, kéo dài khoảng 6-8 tiếng là thời gian lý tưởng để cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng, hỗ trợ trao đổi chất hiệu quả hơn, từ đó hạn chế hình thành và tích tụ mỡ nội tạng.
Cân bằng sức khỏe tinh thần
Stress, lo âu kéo dài cũng là nguyên nhân làm tăng lượng mỡ thừa. Khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, nhiều người có xu hướng bỏ bê ăn uống, tự thưởng cho bản thân bất cứ món gì nhằm xoa dịu tinh thần, từ đó dễ sa đà vào các món ăn kém lành mạnh.
Stress kéo dài cũng làm mức cortisol trong cơ thể tăng cao, gây tích mỡ nhiều hơn.
Uống đủ nước
Nước đốt cháy nhiều calo hơn, khi đốt nhiều calo, càng dễ giảm thêm cân. Uống nước giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản, còn được gọi là số lượng calo được đốt cháy khi nghỉ ngơi.
Trên thực tế, bạn cần uống nước lạnh có thể tăng cường hơn nữa lợi ích đốt cháy calo. Lý do là cơ thể bạn tiêu tốn calo bằng cách làm nóng nước để tiêu hóa.
Tiêu thụ nhiều chất xơ
Hơn 10 g chất xơ hòa tan mỗi ngày là liều lượng được khuyến cáo tiêu thụ nhằm tăng cường trao đổi chất, làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu.
Chất xơ hòa tan cũng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột nhờ tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa trơn tru hơn. Chất xơ hòa tan có nhiều trong táo, súp lơ, bắp cải, yến mạch...
Cắt giảm carbs, quy tắc "vàng" cải thiện béo bụng hiệu quả, sống khỏe mỗi ngày
Ăn ít carbs hơn là một cách giảm béo hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy cảm giác thèm ăn giảm đi khi cắt giảm lượng carbs, giúp giảm cân. Giảm lượng carbs cũng có thể giữ cho cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại II.
Cắt giảm đường
Nếu tiêu thụ thực phẩm chứa đường, có thể dẫn đến tăng cân. Nó cũng có tác động tiêu cực đến sức khỏe trao đổi chất.
Cố gắng giảm lượng đường trong chế độ ăn uống và tránh hoàn toàn đồ uống có đường. Nhưng điều này không áp dụng cho toàn bộ trái cây có chất xơ và tốt cho sức khỏe.
Nạp đủ protein
Ăn đủ lượng protein có thể giúp duy trì khối lượng cơ bắp và cải thiện quá trình trao đổi chất. Cơ thể cũng tiêu tốn nhiều năng lượng, thời gian hơn khi tiêu hóa protein so với chất béo và carbohydrate, điều này không chỉ kéo dài cảm giác no mà còn đốt cháy nhiều calo hơn.
Cung cấp đủ protein có thể giúp cơ thể đốt cháy thêm 150-200 calo mỗi ngày. Lượng protein được khuyến nghị là ít nhất 25% -35% tổng lượng calo hàng ngày.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.