Sự hoàn thiện của bản Hiến pháp 1992

Thứ năm, ngày 24/10/2013 06:59 AM (GMT+7)
“Nếu nói bản dự thảo này so với bản Hiến pháp 1992 có gì khác thì tôi cho là không có gì khác. Có chăng là nó được hoàn thiện hơn bản Hiến pháp 1992 mà thôi”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói.
Bình luận 0
Sáng 23.10, Quốc hội họp tổ để thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. ĐBQH Đinh Xuân Thảo (đoàn Hà Nội) cho rằng, về thẩm quyền của Chủ tịch nước hay Quốc hội chưa thấy có nội dung về quyết định chủ trương cho quân đội tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

"Ví dụ Nga quy định việc đưa quân là do quốc hội phê chuẩn, có nước thì do tổng thống quyết định. Tuy nhiên ở nước ta thì Hiến pháp chưa quy định điều này. “Vậy cần làm rõ xem thẩm quyền này là của Chủ tịch nước hay Quốc hội" - ông Thảo nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Đình Quyền- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, thành viên Ban biên tập cho rằng: Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này đã đạt được 5 vấn đề. Thứ nhất là khẳng định rõ ràng hơn về quyền nhân dân, thể hiện ở dân chủ đại diện, và dân chủ trực tiếp. Thứ hai là Hiến pháp lần này hoàn thiện hơn về thể chế chính trị và mô hình tổ chức bộ máy nhà nước.

Khi mô hình tổ chức bộ máy nhà nước luôn đi kèm với thể chế chính trị. Thứ ba là quyền con người được đảm bảo, các quy định không nằm trên giấy mà được luật hóa đi vào cuộc sống. Thứ tư là thiết chế nhà nước với công dân được tăng cường. Thứ năm là kiểm soát quyền lực, ví dụ như cơ chế kiểm toán.

Suốt bản Hiến pháp cho thấy, thể chế chính trị và bộ máy nhà nước là một hệ thống thông suốt. “Nếu nói bản dự thảo này so với bản Hiến pháp 1992 có gì khác thì tôi cho là không có gì khác. Có chăng là nó được hoàn thiện hơn bản Hiến pháp 1992 mà thôi”- ông Quyền đánh giá.

ĐBQH Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản VN cũng góp ý khá chi tiết vào Lời nói đầu của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo Tổng Bí thư, Lời nói đầu tuy được sửa lại ngắn gọn, súc tích hơn trước, nhưng có một số điểm chưa ổn, nhiều ý thể hiện chưa rõ tuyên ngôn của một đất nước như nó cần phải có. “Lời nói đầu tuy ngắn gọn nhưng phải như một tuyên ngôn, có sự tổng kết, khái quát và chuẩn xác, có tính chất như lời hiệu triệu. Với những tiêu chí này thì Lời nói đầu chưa đạt được, vì thế tôi đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu xem xét thêm”- ĐB Nguyễn Phú Trọng đề xuất.

Đức Hiếu – Hải Phong (Đức Hiếu – Hải Phong)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem