Sửa đổi Nghị định 02 để công tác hỗ trợ bà con trong dịch bệnh, thiên tai thiết thực hơn

Trần Quang Thứ năm, ngày 19/05/2022 11:02 AM (GMT+7)
Ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho hay: Thời gian tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi những hạn chế của Nghị định 02, từng bước hoàn thiện văn bản chính sách để công tác hỗ trợ bà con trong hoàn cảnh dịch bệnh, thiên tai đi vào cụ thể, hiệu quả và thiết thực với bà con.
Bình luận 0
Sửa đổi Nghị định 02 để công tác hỗ trợ bà con trong dịch bệnh, thiên tai thiết thực hơn - Ảnh 1.

Ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) chia sẻ tại Tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Bảo vệ đàn vật nuôi trước mùa mưa bão" do Báo NNNN/Báo điện tử Dân Việt phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức,ngày 18/5. Ảnh: TQ

Tại Tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Bảo vệ đàn vật nuôi trước mùa mưa bão" do Báo NNNN/Báo điện tử Dân Việt phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức ngày 18/5, trả lời câu hỏi: Đối với những thiệt hại do thiên tai mưa bão gây ra, người chăn nuôi có được hỗ trợ hay không? Bà con cần làm thủ tục gì để nhận được hỗ trợ nhanh nhất? của bạn đọc, ông Dương Văn Chí, chủ trang trại chăn nuôi lợn quy mô hơn 1.000 con ở xã Xuân Hòa, Lập Thạch, Vĩnh Phúc, ông Tống Xuân Chính, Cục phó Cục Chăn nuôi cho hay: 

Về mặt chính sách, Chính phủ đã ban hành nghị định số 02 ngày 9/1/2017, trong đó, có quy định chính sách sức cụ thể về hỗ trợ cho nông dân một khi bị ảnh hưởng bởi thiên tại, dịch bệnh.

Tuy nhiên, tôi cũng nhấn mạnh, dù có chính sách như vậy nhưng đây không phải là đền bù mà là hỗ trợ một phần nào đó cho người chăn nuôi để phục hồi sản xuất.

Ví dụ như đối với chăn nuôi lợn, nếu xảy ra thiên tai thì lợn dưới 28 ngày tuổi được hỗ trợ 300.000 đến 400.000 đồng/con; Lợn trên 28 ngày tuổi 450.000 đến 1 triệu đồng/con. Đối với lợn đực, lợn cái đang khai thác hỗ trợ 2 triệu đồng/con.

Tuy nhiên, theo ông Chinh, tùy vào nguồn lực của chính quyền địa phương và ngân sách của Trung ương. Và để đảm bảo chính sách đến tay nông dân bị thiệt hại cần được phổ biến qua các hệ thống truyền thông, để bà con nắm được, cũng như công khai, minh bạch.

"Tôi cũng lưu ý không phải cứ thiệt hại do thiên tại, trong đó chăn nuôi thì cũng được hỗ trợ. Khi đàn vật nuôi bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thì người chăn nuôi phải thực hiện khai báo và xác nhận của chính quyền địa phương", đại diện Cục Chăn nuôi khẳng định.

Sửa đổi Nghị định 02 để công tác hỗ trợ bà con trong dịch bệnh, thiên tai thiết thực hơn - Ảnh 2.

Nhiều trang trại lợn ở Thống Nhất, Yên Định, Thanh Hóa đã bị ngập sâu vào năm 2017. Người dân tìm mọi cách di chuyển lợn đến nơi cao hơn nhưng lực bất tòng tâm.

Cũng theo ông Chinh, để phòng chống tốt thiên tai dịch bệnh, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ thì nhiều năm qua Bộ NNPTNT đã có những văn bản, chính sách cụ thể như: Đánh giá và nhận định những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, từ đó lập bàn đồ số để có kế hoạch cụ thể giúp bà con giảm thiểu tối đa những thiệt hai do thiên tai gây ra. Đi kèm với việc phân loại các loại hình thái ứng với từng vùng thì sẽ có các mô hình kinh tế cụ thể để đảm bảo cuộc sống của bà con ngay trong điều kiện dịch bệnh, thiên tai còn phức tạp.

Tuy nhiên, Nghị định 02 về hỗ trợ, đảm bảo sinh kế cho người dân trong điều kiện thiên tai dịch bệnh đã ban hành năm 2017 đến giờ không còn phù hợp, cụ thể ở những điểm sau:

Thứ nhất, tình hình trượt giá hiện nay đã khác rất nhiều so với năm 2017, kéo theo mức hỗ trợ với mọi mặt đều không phù hợp. Chính vì vậy, Bộ NNPTNT đã kiến nghị Chính phủ thay đổi, sửa đổi Nghị định 02 theo hướng tăng mức hỗ trợ lên 1,5-2 lần.

Thứ hai, đối tượng là doanh nghiệp chưa được đưa vào nên sẽ tiếp túc kiến nghị sửa đổi, nhưng sẽ hỗ trợ thông qua chính sách ưu đãi, giảm thuế chứ không phải hỗ trợ theo cách của nông hộ.

Thứ ba, mức hỗ trợ cho cán bộ tham gia phòng chống dịch, phòng chống thiên tai còn thấp, chưa khuyến khích, động viên được anh em khi tham gia công tác trong hoàn cảnh dịch bệnh hoặc thiên tai.

"Chính vì vậy, thời gian tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi những hạn chế của Nghị định 02, từng bước hoàn thiện văn bản chính sách để công tác hỗ trợ bà con trong hoàn cảnh dịch bệnh, thiên tai đi vào cụ thể, hiệu quả và thiết thực với bà con", Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi chia sẻ.

Các chủ trang trại phải chủ động khai báo chăn nuôi mới được hưởng hỗ trợ

Về vấn đề cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, nhìn chung, Hà Nội áp dụng các chính sách rất tốt, đặc biệt là chính sách hỗ trợ người chăn nuôi do dịch bệnh như dịch tả Châu Phi, heo tai xanh.

Tuy nhiên tôi muốn lưu ý, đó là: Có chính sách rồi, bà con phải hiểu chính sách. Để được hưởng hỗ trợ từ chính sách, các chủ trang trại phải chủ động khai báo chăn nuôi. Nếu không khai báo khi chăn nuôi, đến khi xảy ra rủi ro thì bà con không được hưởng chính sách hỗ trợ.

Thực tế, khai báo chăn nuôi chưa đi vào tiềm thức người chăn nuôi. Chỉ có Không chăn nuôi thì thôi đã chăn nuôi người nông dân phải đi khai báo. Chúng tôi cũng đánh giá rất cao công tác truyền thông. Đơn cử vụ 229 con lợn bị sét đánh chết ở Thái Bình cũng là bài học cho người chăn nuôi cần phải xây dựng hệ thống chống sét khi làm trang trại.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem