Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, phải mất nhiều năm mới loại bỏ được kho vũ khí của Syria, còn Anh, Pháp, Mỹ thì ngờ rằng, đây chỉ là chiến thuật phân tâm, nhằm giúp Syria trì hoãn để tránh bị tấn công và làm giảm nhiệt sự ủng hộ của các đồng minh đối với Mỹ.
Sau cuộc gặp với Chủ tịch Hạ viện Nga, Ngoại trưởng Nga Muallem cho biết, lãnh đạo Syria đã chấp nhận ý tưởng này và đang hành động với niềm tin về nỗ lực của Nga nhằm ngăn chặn vụ tấn công có thể xảy ra nhằm vào nước này.
Tổng thống Mỹ Obama cho rằng, đề nghị của Nga có thể là “bước đột phá”, nhưng ông cũng bày tỏ sự hoài nghi về tính chân thật trong đề xuất nói trên.
Hình ảnh vụ đụng độ quân sự mới nhất tại Damascus ngày 10.9.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond ngày 10.9 cho biết nước này muốn có bằng chứng cho thấy đề xuất được Nga ủng hộ kể trên là “chân thật”, không phải là một chiến thuật trì hoãn. Người phát ngôncủa Thủ tướng Anh David Cameron cũng cho biết, có lý do để nghi ngờ đề xuất của Nga, bởi chỉ một ngày trước đó, Tổng thống Syria Assad còn lớn tiếng từ chối xác nhận rằng, quân đội của ông sở hữu vũ khí hóa học.
Trong khi đó, các cơ quan tình báo Pháp đánh giá kho vũ khí hóa học của Syria là một trong những kho vũ khí hóa học quan trọng nhất thế giới với hơn 1000 tấn. Các chuyên gia này đều cho rằng rất khó mà phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria ngay giữa lúc nội chiến ác liệt như vậy. Theo nhận định, cho dù trong điều kiện tối ưu, thực hiện việc này cần phải huy động rất nhiều người, chỉ để bảo vệ 24 giờ /24 mỗi cơ sở sản suất và tồn trữ vũ khí hóa học.
Hạ Anh (theo DM) (Hạ Anh (theo DM))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.