Tái canh cà phê

  • Từng là cây làm giàu cho người nông dân, nhưng những năm gần đây năng suất và chất lượng cà phê đều suy giảm dẫn đến giá trị hạt cà phê không tương xứng với công sức mà người nông dân bỏ ra. Giải pháp tái canh cà phê được đưa ra với sự tham gia của nhiều tầng lớp trong xã hội.
  • Nhiều năm qua, một số cây trồng mới như bơ, sầu riêng đã mang cho nông dân Tây Nguyên nguồn lợi to lớn. Song so với cà phê, các loại cây ăn trái này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về thị trường đầu ra... Với hơn 500.000ha và có những tiềm năng, lợi thế to lớn, cây cà phê vẫn đóng vai trò chủ lực ở Tây Nguyên, vậy làm thế nào để nông dân "hài lòng" với cây trồng này?
  • 12 hộ dân tại xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana (Đăk Lăk) vừa được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) hỗ trợ "trọn gói" để tái canh vườn cà phê. Theo chính quyền địa phương, dự án của Hội ND sẽ là đòn bẩy giúp dân nghèo ở địa phương thoát nghèo bền vững.
  • Tái canh cây cà phê là một dự án có quy mô lớn nhằm phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là đơn vị “tiên phong” tài trợ vốn đầu tư tái canh diện tích già cỗi này.
  • Đề án tái canh cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2014 – 2020 đã đi được 2/3 chặng đường nhưng công việc vẫn còn ngổn ngang khi diện tích cà phê già cỗi vẫn tăng. Năng suất, chất lượng sản phẩm chậm được cải thiện, trong khi giá cả bấp bênh đã khiến những người trồng cà phê nếm “giọt đắng”.
  • Được triển khai từ năm 2015, dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) có tổng vốn 301 triệu USD (tương đương 6.472 tỷ đồng), trong đó có 237 triệu USD là nguồn vốn vay ưu đãi do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ tập trung vào hai ngành hàng nông sản chủ lực lúa gạo và cà phê. Đây được coi là “liều thuốc” tăng lực để tái cơ cấu 2 ngành hàng này.
  • Tây Nguyên đã trở thành vùng chuyên canh cà phê lớn nhất cả nước - kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank).
  • Theo Cục Trồng trọt, các tỉnh Tây Nguyên đã sử dụng phần lớn các giống cà phê mới để trồng tái canh hoặc ghép cải tạo mang lại hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Là tỉnh đi đầu trong chương trình tái canh cà phê ở Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện 47.000 ha đến nay đã vượt xa mục tiêu đặt ra. Qua chi nhánh ngân hàng Agribank đã giải ngân nguồn vốn 950 tỷ đồng cho 5.515 khách hàng để đầu tư tái canh.
  • 120.000 ha cà phê già cỗi cần phải tái canh đang là vấn đề cấp thiết của cà phê Tây Nguyên. Thế nhưng, theo đánh giá, hiện việc này vẫn đang diễn ra khá chậm chạp.