Tạo việc làm, tăng thu nhập cho nữ nông dân với mô hình trồng chuối lùn ở Quảng Trị

Huyền Trang (Cổng TTĐT Hội LHPN tỉnh Quảng Trị) Thứ hai, ngày 31/10/2022 18:44 PM (GMT+7)
Năm 2019, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị đã mạnh dạn đề xuất và được Trung ương Hội LHPN Việt Nam phê duyệt Kế hoạch xây dựng mô hình “Tổ hợp tác trồng chuối lùn” tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông.
Bình luận 0

Từ ý tưởng khôi phục giống chuối lùn bản địa của nhóm tác giả Tổ hợp tác trồng chuối lùn Tà Rụt tham dự cuộc thi "Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh" do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học công nghệ tổ chức và đã vượt qua vòng sơ loại của cuộc thi đủ điều kiện tham gia đào tạo tiền ươm tạo do Trung ương Hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-VCIC tổ chức. 

Nhận thấy được ý nghĩa từ ý tưởng của nhóm tác giả, năm 2019, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã mạnh dạn đề xuất và được Trung ương Hội LHPN Việt Nam phê duyệt Kế hoạch xây dựng mô hình “Tổ hợp tác trồng chuối lùn” tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông. 

Sau 3 năm tiến hành triển khai hiện thực hóa ý tưởng, mô hình Tổ hợp tác trồng chuối lùn tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông, đến nay sản phẩm chuối lùn Tà Rụt đã dần được trồng nhân rộng trên địa bàn xã với số lượng 7.500 cây với sự tham gia của 15 thành viên tổ hợp tác.

Tạo việc làm, tăng thu nhập cho nữ nông dân với mô hình trồng chuối lùn ở Quảng Trị - Ảnh 1.

Mô hình phục hồi giống chuối lùn bản địa tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

Chuối lùn bản địa xã Tà Rụt là giống chuối cho thành phẩm dẻo thơm, ngọt, ruột vàng và chặt không giống như các loại chuối lùn khác. Quy trình lựa chọn giống chuối lùn, chăm sóc, hỗ trợ kỹ thuật, giám sát theo kỹ thuật nên thành phẩm bảo đảm an toàn, chất lượng.

Mô hình Tổ hợp tác trồng chuối lùn bản địa tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông với sự hỗ trợ kinh phí gần 236 triệu đồng do Hội LHPN tỉnh đề xuất Trung ương Hội LHPN Việt Nam hỗ trợ và từ nguồn kêu gọi kết nối với các doanh nghiệp để mua giống chuối, thép, phân bón nhằm khắc phục hậu qua do những cơn bão, lũ năm 2020 gây ra. 

Sau 3 năm chăm sóc, từ số lượng chuối giống được hỗ trợ 1.800 cây giống chuối lùn bản địa tại địa phương, đến nay đã phát triển thành 7.500 cây. Từ khi trồng đến nay, có 5.400 cây chuối đã có buồng; trong đó đã thu hoạch 5.400 buồng với giá bán trung bình 100.000 đồng/buồng. Tổng thu nhập từ việc bán chuối từ năm 2020 đến nay khoảng 500 triệu đồng. 

Bên cạnh bán chuối thành phẩm, để nhân rộng giống chuối bản địa cho các mô hình khác, bước đầu Tổ hợp tác đã cung cấp 1.000 cây chuối lùn giống cho mô hình Tổ hợp tác trồng chuối lùn ở xã Tà Long, huyện Đakrông...

Dự kiến sắp tới Tổ hợp tác sẽ cấp cây chuối lùn giống cho Mô hình trồng chuối lùn ở xã A Vao, huyện Đakrông. Mô hình trồng chuối lùn đã góp phần tại công ăn việc làm ổn định cho người đồng bào địa phương, khôi phục giống chuối lùn bản địa đã dần bị lai tạo bởi các giống chuối khác.

Tạo việc làm, tăng thu nhập cho nữ nông dân với mô hình trồng chuối lùn ở Quảng Trị - Ảnh 3.

Chuối lùn của Tổ hợp tác trồng chuối lùn bản địa xã Tà rụt, huyện Đakrông có mặt tại gian hàng trái cây của Siêu thị Co.opmart Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn tiêu thụ chuối khi vào vụ thu hoạch, đồng thời giới thiệu sản phẩm chuối an toàn, chất lượng đến tay người tiêu dùng, trong thời gian qua, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã không ngừng liên hệ, kết nối thị trường cho các sản phẩm của các mô hình tổ hợp tác.

Đó là các hoạt động như hỗ trợ mở các gian hàng giới thiệu sản phẩm nông sản của địa phương, kết nối với các siêu thị, Cửa hàng nông sản sạch trên địa bàn tỉnh và các tỉnh bạn để giới thiệu các đặc sản, sản phẩm chất lượng của tỉnh nhà.

Sau thành công của việc kết nối các sản phẩm tinh bột nghệ, bánh tinh bột nghệ…của mô hình Tổ hợp tác sản xuất tinh bột nghệ Hùng Dung (nay là Công ty TNHH MTV QT Hùng Dung) vào chuỗi siêu thị Co.op Mart, đến nay, sản phẩm chuối lùn bản địa của mô hình Tổ hợp tác trồng chuối lùn tại xã Tà Rụt cũng đã được kết nối, giới thiệu, đưa vào bày bán ở Siêu thị Co.op Mart thành phố Đông Hà.

Điều đó thể hiện sự nỗ lực không ngừng của Hội LHPN tỉnh Quảng Trị trong việc tìm tòi kết nối, tìm đầu ra cho các sản phẩm tổ hợp tác.

Thời gian tới, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị tiếp tục giới thiệu, kết nối các doanh nghiệp, siêu thị, cơ sở sản xuất nhằm tiêu thụ các sản phẩm do phụ nữ, mô hình tổ hợp tác của phụ nữ sản xuất, chế biến góp phần đưa các sản phẩm sạch, an toàn đến gần với người tiêu dùng hơn.

Tạo việc làm, tăng thu nhập cho nữ nông dân với mô hình trồng chuối lùn ở Quảng Trị - Ảnh 5.

Chuối lùn bản địa trồng ở huyện Đakrông (Quảng Trị) được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất lượng thơm ngon.

Đồng thời, Hội cũng tạo điều kiện thúc đẩy các mô hình kinh tế; các tổ hợp tác của hội viên phụ nữ phát triển một cách bền vững, giúp các hội viên giải quyết việc làm, phát triển kinh tế ổn định, tăng thu nhập, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo.


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem