Tàu 67

  • Hàng loạt tàu vỏ thép được đóng mới theo Nghị định 67 trị giá hàng chục tỷ đồng chưa thể mua được bảo hiểm, khiến ngư dân lâm cảnh khốn đốn. Thậm chí, có người còn thốt lên rằng: “Nợ nần chồng chất, nhà không còn gạo để ăn”.
  • Nhiều tàu vỏ thép đóng theo Nghị định (NĐ) 67 với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng của ngư dân Bình Định đang phải vật vã nằm bờ, do công ty bảo hiểm từ chối bán bảo hiểm cho tàu. Nhiều ngư dân hoang mang về vấn đề này, trong khi phía công ty bảo hiểm cho biết, lý do họ từ chối bán bảo hiểm là do liên tục thua lỗ, chịu tổn thất lớn.
  • Theo ông Nguyễn Văn Trung - Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NNPTNT), xét một cách toàn diện, việc triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản đã góp phần đáng kể trong việc hiện đại hóa nghề cá. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách vẫn còn bất cập khiến 3% tàu cá phải nằm bờ.
  • Như Dân Việt đã thông tin từ 5 bài trong loạt bài "5 năm con tàu 67" (xem trên Dân Việt từ ngày 8/9) về tình trạng ngư dân đang gặp vô vàn khó khăn, bế tắc, lâm cảnh nợ nần khi những con tàu vỏ thép được đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ (còn gọi là tàu 67) hoạt động không hiệu quả. Vậy, giải pháp nào để tháo gỡ, thậm chí "cởi trói" những vướng mắc đó, PV Báo điện tử Dân Việt đã trao đổi với các Đại biểu Quốc hội.
  • Không chỉ ngư dân mắc kẹt với những con tàu 67 làm ăn không hiệu quả, nợ xấu tăng cao, mà các ngân hàng thương mại giờ cũng lâm thế kẹt "đi mắc núi trở lại mắc sông", vì nợ xấu của ngư dân đã lên tới cả hàng trăm tỷ đồng, mà chưa biết khi nào thu hồi được nợ. Nhiều ngân hàng mới chỉ dừng lại ở mức "dọa" kiện ngư dân ra tòa, vì vấn đề này khá nhạy cảm trước dư luận...
  • Những ngày cuối tháng 8, đến một số âu thuyền ở Quảng Nam, chúng tôi không khỏi giật mình khi bắt gặp hàng loạt con tàu vỏ thép (được đóng theo Nghị định 67, hay còn gọi là "tàu 67") ngày đêm dầm mình phơi nắng, phơi sương dọc bờ biển. Đằng sau mỗi con tàu đó là những nỗi buồn của hàng trăm ngư dân khi phải xa biển, xa ngư trường và họ còn có nỗi lo lớn hơn nữa là có thể phải đi hầu tòa bất cứ lúc nào, bởi các ngân hàng đe sẽ khởi kiện nếu không trả nợ đúng hạn. Nhưng, tiền đâu trả?...
  • LTS: Năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67 về Thủy sản, theo đó có nhiều chính sách đột phá nhằm phát triển nghề đánh bắt thủy sản nước ta, đặc biệt thông qua việc đóng mới các tàu sắt vỏ thép công suất lớn phục vụ bà con ngư dân đánh bắt xa bờ. Theo thống kê của Bộ NNPTNT, đến nay đã có 1.032 con tàu được đóng mới và ra khơi. Dù vậy, trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã thừa nhận, đang có hàng loạt bất cập trong việc triển khai thực hiện chính sách này. Quá trình ghi nhận của PV Dân Việt cũng cho thấy, việc thực thi chính sách này đang tồn tại rất nhiều điều khó khăn cho bà con ngư dân khi vươn khơi, bám biển... Từ hôm nay, Báo điện tử Dân Việt khởi đăng loạt bài dài kỳ, có tựa đề "5 năm con tàu 67".
  • Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định ngày 15/8 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã thừa nhận hàng loạt bất cập trong chính sách đóng tàu theo Nghị định 67 (còn gọi là "tàu 67") và cho biết đến cuối năm nay sẽ tổ chức tổng kết Nghị định này để ban hành chủ trương mới.
  • Ngân hàng BIDV chi nhánh tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện nợ xấu cho vay đóng tàu theo Nghị định 67 đang tăng cao lên tới 144 tỷ đồng.
  • Theo Nghị định 67, ngư dân Hà Tĩnh được UBND tỉnh phê duyệt đủ điều kiện vay vốn đóng mới tàu. Tuy nhiên, khi sở hữu con tàu trị giá hơn chục tỷ đồng ra khơi chi phí quá lớn nên lỗ. Một số ngư dân nợ nần phải để tàu nằm bờ, rỉ sét.