Thấy dơi mặt quỷ, ếch kêu như chim ở Việt Nam

Thứ tư, ngày 19/12/2012 06:18 AM (GMT+7)
Từ loài dơi mặt quỷ cho tới một loài ếch có tiếng kêu như chim, các nhà khoa học đã xác định được 129 loài mới ở khu vực Đại Mekong.
Bình luận 0

Tổ chức thiên nhiên hoang dã (WWF) công bố ngày 18.12 trong bản báo cáo về những phát hiện ở vùng này năm 2011.

Nhưng từ việc rừng bị tàn phá tới xây dựng các dự án thủy điện lớn trên sông Mekong, những mối đe dọa với đa dạng sinh học ở con sông này đồng nghĩa với việc nhiều loài mới được phát hiện nói trên đang gặp không ít khó khăn để sinh tồn, WWF cảnh báo.

img
Dơi mặt quỷ mới được tìm thấy ở Việt Nam (Nguồn: HNHM/Fauna & Flora International)

"Tin tốt là những phát hiện mới. Tin xấu là thế giới ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc bảo tồn và duy trì sự bền vững môi trường ở khu vực này," Nick Cox, giám đốc Chương trình các loài Đại Mekong của WWF, nói với AFP.

Khoảng 129 loài mới đã được tìm thấy năm ngoái ở vùng Đại Mekong, bao gồm Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Việt Nam, Lào và tỉnh tây nam Trung Quốc, Vân Nam. Một số loài, như loài dơi mặt quỷ Beelzebub được tìm thấy ở Việt Nam, phải sống dựa vào các khu rừng nhiệt đới và rất dễ tổn thương trước tình trạng phá rằng.

Trong chỉ bốn thập kỷ, 30% rừng ở khu vực Đại Mekong đã biến mất, báo cáo nói. Những loài khác, như loài trăn đuôi ngắn ở Myanmar, bị đe dọa vì tình trạng săn bắt bất hợp pháp lấy da, thịt và làm vật nuôi, báo cáo nói.

"Săn trộm để phục vụ mua bán động vật hoang dã bất hợp pháp gây ra những mối đe dọa lớn nhất cho sự tồn tại của nhiều loài khắp Đông Nam Á," Cox nói trong một tuyên bố đi chung với báo cáo.

Danh sách các loài mới, chủ yếu là thực vật, còn có 21 loài bò sát và năm loài lưỡng cư, như loài ếch kêu như chim và một loài ếch khác có những chấm trắng đen như biểu tượng bát quái trên da.

WWF nói trong khu số loài mới được phát hiện cho thấy sự đa dạng sinh học đáng kinh ngạc của vùng này, "rất nhiều dấu hiệu lo ngại" đã xuất hiện đe dọa tương lai sinh tồn của chúng, đặc biệt là những đạp thủy điện lớn trên dòng chảy chính, đe dọa cho "sự đa dạng sinh học khác thường" của dòng sông này, cũng là khu vực sinh sống của hơn 60 triệu người.

"Sông Mekong có sự đa dạng sinh học mặt nước chỉ đứng thứ hai sau hệ thống sông Amazon," Cox nói. "Đập thủy điện sẽ là một rào cản không thể vượt qua cho nhiều loài cá, dẫn tới việc tuyệt diệt những loài còn chưa được phát hiện."

Sông Mekong có khoảng 850 loài cá và là khu vực tập trung cá nhiều nhất trong nội địa.

Theo Vietnam+

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem