Tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 4, chuyên ngành thủy sản, năm 1980, ra trường ông làm cán bộ kỹ thuật (thuộc Sở Thủy sản thành phố) chuyên hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá cho một số trang trại nuôi cá cảnh trong khu vực. Với những kiến thức học tại trường, từ thực tế ông đã tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghề nuôi cá. Ông ấp ủ hướng đi mới cho nghề nuôi cá tại Sài Gòn.
Trả “món nợ” cho Hội Ông Châu kể, sau hơn 10 năm làm trong cơ quan nhà nước, năm 1991, ông quyết định lập trang trại nuôi cá tại phường Thạnh Lộc, quận 12. Khi ấy, ông chỉ nuôi cá trê, nhưng việc nuôi khó khăn do thiếu vốn. Rất may, ông được Quỹ Hỗ trợ ND của Hội ND thành phố cho vay 9 triệu đồng. Đây là số tiền lớn ở thời điểm đó. Từ số vốn này, ông tăng dần quy mô nuôi, rồi thành lập trang trại nuôi cá. Năm 1998, sản lượng cá trê của trại ông đứng đầu cả nước, đơn hàng cứ tấp nập đổ về. Ông được hội viên ND phường bình chọn hộ sản xuất - kinh doanh giỏi.
Ông Tống Hữu Châu (phải) tại một lớp dạy nghề nuôi cá cảnh.
Thành công trong nuôi cá thịt, ông nuôi thêm cá cảnh và tiếp tục thành công. Trang trại cá cảnh Châu Tống của gia đình ông dần được giới nuôi cá cảnh ở Sài Gòn, các khu vực lân cận biết đến là một địa chỉ có uy tín trong việc cung cấp, mua bán các loại cá cảnh và trở thành nơi quen thuộc để người nuôi cá cảnh đến tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm nuôi cá.
Mặc dù công việc làm ăn thuận lợi, nghề nuôi cá đem lại cuộc sống khấm khá cho gia đình, nhưng ông vẫn luôn trăn trở về “món nợ” với Hội ND. “Khi mới bắt đầu nghề nuôi cá, được Hội ND cho vay 9 triệu đồng. Từ đồng vốn của Hội, tôi đã thực hiện được ước mơ của mình. Khi kinh tế gia đình ổn định rồi, tôi luôn suy nghĩ làm sao để đền đáp lại cho Hội, làm sao có nhiều ND cùng tôi phát triển nghề nuôi cá - đó là truyền đạt lại những kinh nghiệm mình tích luỹ được cho những người có nhu cầu nuôi cá cảnh” - ông Châu tâm sự.
Chia sẻ kiến thứcTheo ông Châu, 10 năm trở lại đây, thành phố có chủ trương phát triển cây, con theo hướng nông nghiệp đô thị, cho giá trị kinh tế cao, trong đó, cá cảnh được xem là một trong những con chủ lực. Ông Châu đã được Trung tâm Hỗ trợ ND (Hội ND thành phố) mời ông làm giảng viên các lớp dạy nghề nuôi cá cảnh.
Những năm gần đây, sức khỏe của ông giảm sút, nhưng các lớp dạy nghề do Hội ND thành phố tổ chức, ông vẫn tham gia. Ông bảo, đó chính là trách nhiệm của ông với ND, với tinh thần ND giúp nhau làm kinh tế do Hội ND phát động. Đồng thời đó cũng là cách để ông trả “món nợ” cho Hội.
|
Ngoài công việc trong trang trại, ông nhận thêm công việc như nguyện vọng của ông - đó là truyền đạt kinh nghiệm nuôi cá cảnh cho ND. Mỗi năm ông tham gia dạy 4-6 lớp. Ông đã đi khắp các xã ngoại thành của các quận, huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức… để trao đổi cùng ND về nghề nuôi cá cảnh. Bên cạnh đó, Hội ND nhiều tỉnh, thành lân cận, các tỉnh ĐBSCL, một số trường đại học cũng thường xuyên mời ông đến nói chuyện về cá cảnh. Đến nay, ông đã tham gia 30 lớp truyền đạt nghề nuôi cá cảnh cho trên 1.200 ND.
Hữu Ký (Hữu Ký)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.