Thu hồi tài sản nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ: Nghỉ hưu chưa hẳn an toàn

Ngọc Lương (ghi) Thứ bảy, ngày 22/11/2014 06:01 AM (GMT+7)
Nhìn nhận xung quanh việc Ủy ban Kiểm tra T.Ư đề nghị thu hồi tài sản của ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, một số ĐB Quốc hội chiều 21.11 đã nêu quan điểm.
Bình luận 0

ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho rằng: Tôi chỉ lý giải được rằng ở đây có lỗi của cơ chế, công tác cán bộ, công tác bổ nhiệm. Mà thực tế Quốc hội cũng có trách nhiệm trong đó vì Quốc hội là đơn vị phê chuẩn ông Truyền là thành viên Chính phủ. Xem xét về tư cách đạo đức về trách nhiệm đương nhiên với cái cơ chế cán bộ như hiện nay, khi trình lên Quốc hội đôi khi Quốc hội không đủ thông tin để xem xét một con người. Cho nên chúng ta phải xem xét toàn bộ những thiết chế về cán bộ, công chức nhất là trong kiểm soát, kiểm tra chính trị nội bộ để thấy được những lỗ hổng nhằm khắc phục cá biệt mà khắc phục cả hệ thống hiện nay.

Việc có nên sửa các quy định tạo thêm cơ chế trong công tác phòng chống tham nhũng, ông Nguyễn Đình Quyền cho rằng: Muốn làm được điều đó phải thể hiện quyết tâm không chỉ bộ máy nhà nước mà phải cả hệ thống chính trị, trong đó có sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, làm thế nào thì phải tuân thủ theo quy định của Đảng, Nhà nước chứ không nên vội vàng làm một cách tùy tiện còn văn bản nào hổng thì chúng ta rà soát để sửa đổi ngay cho nó hoàn thiện để chúng ta thực hiện.

Còn ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) thì nói: Tôi đánh giá rất cao trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra T.Ư trong vụ việc của ông Trần Văn Truyền. Để đưa ra được kết luận rất hợp lòng dân, đây là một minh chứng rất rõ ràng cho quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước nó thể hiện không có vùng cấm cho bất cứ ai. Có một điều đáng tiếc hơn cả đó là người được giữ trọng trách của Đảng và Nhà nước trong một thời gian dài lại tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc phòng chống tham nhũng mà lại có những sai phạm như vậy thì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước rất rõ.

“Qua vụ việc này tôi cho rằng chúng ta vẫn còn có sơ hở trong việc quản lý cán bộ công chức, đặc biệt là thực hiện giải pháp liên quan đến phòng chống tham nhũng. Tôi nghĩ rằng nếu việc kê khai tài sản ngay từ ban đầu và kê khai bổ sung hàng năm mà được thực hiện nghiêm túc mà chính Thanh tra Chính phủ là người tham mưu việc đó thì sẽ phát hiện được từ rất lâu rồi”- ĐB Cương nói và cho biết thêm: “Tôi nghĩ đây là một tiền lệ rất tốt để xử lý và cảnh tỉnh cho những người nào đã sai phạm trong thời kỳ đương chức thì đến lúc về hưu hãy dè trừng”.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem