Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đây là lời trăn trở, sẻ chia của người đứng đầu Chính phủ tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề "Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức" diễn ra chiều nay (17/12) tại Hà Nội.
Theo Thủ tướng, có nhiều dữ liệu, báo cáo về nền kinh tế với những lo ngại khác nhau. Tuy nhiên, ông cho rằng, không quá bi quan và cũng không nên chủ quan. Trong lúc khó khăn, cần có cách tiếp cận, tư duy đổi mới và đoàn kết toàn xã hội.
"Chúng ta không quá bi quan, cần có cách tiếp cận và tư duy từng ngành cấp, mỗi người dân cần tham gia. Chúng ta hiện có 4 triệu tỷ đồng của doanh nghiệp nhà nước và 1,2 triệu tỷ đồng đang nằm ở ngân hàng… Có cách nào giải phóng, tìm cách đẩy số tiền này ra nền kinh tế được không? Tất cả đều suy nghĩ, tất cả đều phải làm. Lợi ích thì chia, rủi ro thì san sẻ", Thủ tướng nói.
Theo người đứng đầu Chính phủ: Năm 2023, trong báo cáo của Chính phủ trình trung ương, bức tranh không bi quan, nhưng cũng không quá lạc quan, cũng không chủ quan, lơ là mất cảnh giác.
Thủ tướng cho biết, để làm được điều này, mỗi cá nhân phải có bản lĩnh, hành động quyết liệt, xác định khó khăn nhiều hơn thuận lợi, đan xen thời cơ và thách thức.
"Chẳng có đất nước nào lúc khó khăn, không đoàn kết mà vượt qua, phát triển được. Đoàn kết phải đi đôi với kỷ cương; bản lĩnh nhưng phải linh hoạt, đổi mới sáng tạo nhưng phải kịp thời, hiệu quả", lời Thủ tướng đưa ra tại diễn đàn.
Thủ tướng cho rằng: Các cấp các ngành các địa phương, phải chủ động kịp thời hiệu quả, thích ứng với tình hình. Ông nêu rõ vừa qua một số Bộ ngành và địa phương chưa có hành động kịp thời hiệu quả linh hoạt.
Thủ tướng cho biết: "Ngày hôm qua 16/12 ông đã phải đưa ra 4 công điện điều hành cho các Bộ ngành trung ương, địa phương, trong đó công điện thứ nhất là liên quan tới ngành ngân hàng, công điện thứ hai là thị trường trái phiếu, công điện thứ ba là thị trường bất động sản và công điện thứ tư là về thị trường lao động, việc làm.
Thủ tướng khẳng định: Ngày 16/12, Thủ tướng đưa ra 4 công điện trên vì "vấn đề nổi lên, trong khi các Bộ các ngành ì ạch quá, buộc Chính phủ phải đôn đốc", Thủ tướng nói.
"Nếu cứ ban hành chính sách mà không đôn đốc, không kiểm tra cũng không được! Trong công điện nêu rất rõ là Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành, các tỉnh thành phố phải chủ động tích cực, yêu cầu phải làm. Còn với doanh nghiệp và người dân, Thủ tướng kêu gọi họ ủng hộ, đồng hành với chính sách của Đảng, nhà nước và điều hành của Chính phủ", người đứng đầu Chính phủ phân tích.
Theo Thủ tướng: Làm và phải làm cái gì? Thứ nhất là bám sát tình hình, phản ứng chính sách phù hợp. Ưu tiên chứ không phải một lúc cái gì cũng muốn cả.
"Thời gian có hạn, năng lực còn khiêm tốn thì phải có ưu tiên. Về vĩ mô, chính sách về tiền tệ chúng ta nói rất rõ rồi: Chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả", Thủ tướng nêu ví dụ.
Ông nói: "Trước kia, chúng ta có thận trọng vì lạm phát, hiện nay lạm phát đang kiểm soát được rồi, trong báo cáo giải trình trước Quốc hôi, Chính phủ nêu phải tìm được điểm cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát và lựa chọn của chúng ta thiên về tăng trưởng. Nhưng lưu ý là phải cân bằng được tăng trưởng và lạm phát, cân bằng và điều hoà giữa tỷ giá và lãi suất. Việc điều hành linh hoạt, chắc chắn, hiệu quả như thế nào thì ngành ngân hàng phải làm, còn Chính phủ đưa ra định hướng là như vậy".
Theo Thủ tướng, việc điều chỉnh chính sách vừa qua có tích cực. Chính sách tài khoá được Chính phủ yêu cầu tập trung, rồi mở rộng, rồi tập trung có trọng điểm… đều được Chính phủ đưa ra cẩn trọng.
"Chính phủ chỉ thêm, chính sách thuế phí như thế nào trong điều kiện hiện nay? Thu thì phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, chứ không phải tăng thu, tăng thu là dễ bị dị ứng. Đối với chính sách tài khoá mở rộng thì phải giãn thu. Chi thì tiết kiệm tối đa để đảm bảo trung ương chủ đạo, nhà nước chủ động. Và làm thế nào, Bộ trưởng Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm để hai chính sách này phải hỗ trợ tốt cho nhau", người đứng đầu Chính phủ khẳng định.
Theo Thủ tướng, điều hành thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản và việc làm…. phải trên một nguyên tắc cơ bản là đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan theo đúng pháp luật.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và cơ quan khi có khó khăn phải báo cáo cấp có thẩm quyền, ông yêu cầu phải giải quyết dứt điểm các tồn tại. Nếu đưa cả gói cũng không được, phải làm từ cái dễ trước, cũng như các dự án, dự án nào cấp bách ta làm trước, khó ta làm sau. Cứ giải quyết dần dần thì ổn cả.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.