Tham dự buổi họp mặt có ông Trần Anh Thư - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBMTTQ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh; các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh, Hội Nông dân 11 huyện, thị và 152 nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2022.
Đây là hoạt động nhằm khuyến khích lực lượng nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu của tỉnh hăng hái thi đua sản xuất kinh doanh và tham gia triển khai và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của tỉnh liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Theo ông Lê Hùng Cường – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang cho biết, năm 2022 tỉnh có 84.863 cá nhân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 3 cấp, đạt 87,53% so với số hộ đăng ký. Trong đó cấp xã là 53.863 nông dân, cấp huyện là 19.140 nông dân, cấp tỉnh là 8.895 nông dân.
Tổng doanh thu nông dân sản xuất- kinh doanh giỏi cấp tỉnh đạt 11.886 tỷ đồng.
Năm 2022, tổng số tiền đóng góp xây dựng nông thôn của lực lượng nông dân giỏi cấp tỉnh là trên 224 tỷ đồng, với hơn 573.940 ngàn ngày công lao động và hướng dẫn giúp đỡ hàng chục ngàn lượt hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất.
Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Trần Anh Thư - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, thay mặt Tỉnh uỷ, UBND, UBMTTQ tỉnh gửi lời chúc Tết đến những điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2022 và toàn thể nông dân trong tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã thông tin tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh trong năm 2022, đồng thời khẳng định phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã khuyến khích, động viên nông dân phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp nhau giảm nghèo, thi đua làm giàu; qua phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều những nông dân giỏi luôn gương mẫu đi đầu trong lĩnh vực.
Trong năm mới 2023, ông Trần Anh Thư đề nghị đề nghị các cấp Hội Nông dân trong tỉnh cần tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tiếp tục cùng với Đảng, Chính quyền, các ban, ngành, các cấp tuyên truyền vận động nông dân tỉnh nhà tích cực thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực vận động nông dân tham gia thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh; vận động nông dân tiếp tục ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong sản xuất, từng bước nâng cao giá trị nông nghiệp của tỉnh nhà.
Đặc biệt là phát huy vai trò của những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trong xây dựng nông thôn mới, tham gia các mô hình kinh tế tập thể, nâng chất các tổ hợp tác tiêu biểu thành hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới gắn xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo với các công ty doanh nghiệp và tập trung.
Xây dựng những điển hình tiên tiến thúc đẩy các mô hình kinh tế hợp tác, phát huy mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã trong xây dựng nhãn hiệu, quảng bá thương hiệu của của tập thể làm kinh tế giỏi phù hợp với nhu cầu thị trường hàng hóa trong xây dựng sản phẩm OCOP gắn "Sao" cho những sản phẩm chủ lực của mô hình kinh tế tập thể hiệu quả.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.